Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Tự tình II”
I. Mở bài
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, là nữ thi sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung Đại Việt Nam. Trong nền văn học Việt Nam thời bấy giờ, bà là hiện tượng rất độc đáo khi viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất văn học dân gian. Nổi bất trong các tác phẩm thơ của bà đều là tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ, khẳng định đề cao cái đẹp và khát vọng hạnh phúc của họ. Một trong những bài thơ đặc sắc của bà phải kể đến Tự Tình I nằm trong chùm thơ Tự Tình của Bà.
II. Thân bài
– Mở đầu bài thơ là thời điểm canh khuya, thời gian về đêm con người thường sẽ rất cô đơn, nhìn ra được chính tình cảnh của mình, đối diện với chính mình Hồ Xuân Hương mới thấy mình thật đáng thương. Không gian hiện lên là đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ trên bom thuyền vang khắp xóm. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiêng gà tả màn đêm tĩnh mịch, u buồn.
– Nỗi cô đơn u uất càng ngày càng lớn hơn khi sang câu 3,4 tác giả sử dụng hình ảnh Mõ – chuông; cốc – om. Đây là hai hình ảnh đối xứng với nhau khiến cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than “cớ sao?” , một tiếng thở dài ngao ngán. Hai câu thơ chính là tiếng thở dài ngao ngán, buồn tủi về cuộc đời của bà, về con đường tình duyên trắc trở. Bà khao khát hạnh phúc, nhưng dường như hạnh phúc không đến với bà. Bà tự biết mình đã qua tuổi xuân thì phơi phới, duyên đã quá nẫu. Một tiếng thở dài, than thân trách phận.
– Hai câu kết dường như lại đảo ngược lại với tâm trạng trên, nó là sự thách thức trước bi kịch cuộc đời. Nếu câu thơ Sau giận vì duyên để mõm mòm cho thấy được sự tỉnh thức của bà về tuổi xuân, về tình duyên đã quá lứa lỡ thì mà cô đơn, thì sang câu Thân này đâu đã chịu già tom cho thấy sự biến chuyển về suy nghĩ, vượt lên nghịch cảnh, sự bướng bỉnh trong tín cách. Hay nói đúng hơn đây là bản lĩnh cứng cỏi của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời, một người phụ nữ tuy tình duyên lận đận nhưng chưa bao giờ ngưng khát vọng, ngưng tìm hạnh phúc.
III. Kết bài
Với nghệ thuật gieo vần om vô cùng tài tình hiểm hóc cùng với tâm trạng oán, cái hận, giận, cái ngang bướng đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén của một tâm hồn ca tính, bướng bỉnh nhưng cũng rất trữ tình. Bà chính là một hiện tượng cá tính, độc đáo trong thơ ca thời trung đại, dám nói lên nỗi lòng mình, dám khao khát tìm hạnh phúc. Dù các nhà thơ như Nguyễn Du hay Đặng Trần Côn cũng có tiếng nói bênh vực phụ nữ nhưng nó chưa đủ mạnh đủ khát khao như Hồ Xuân Hương. Tiếng nói của bà chính là tiếng lòng phụ nữ, bà là phụ nữ bà hiểu khao khát nó mãnh liệt thế nào và toàn tâm toàn ý cho hạnh phúc của người phụ nữ.
Bài văn tham khảo
Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người. Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.
Người phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh không gian, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của mình.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ, táo bạo thì đó lại là sự thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”. “Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, hẩm hiu về duyên phận.
Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái nên bà muốn mượn chén rượu, mượn chút hương nồng để quên đi nỗi sầu. Nhưng càng uống càng tỉnh càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, bà luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy nghịch cảnh của cuộc đời.
Bà chúa thơ Nôm không phải là người phụ nữ cam chịu, chấp nhận số phận mà bà luôn mang trong mình cá tính táo bạo kháng cự quyết liệt. Bà đã từng lên tiếng khinh bỉ, coi thường những bậc nam nhi vô dụng trong xã hội xưa mà nói rằng:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Một con người tự tin dám khẳng định bản thân mình thì không bao giờ chịu chấp nhận nghịch cảnh mà thay vào đó là một ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt lên số phận, mong mỏi một hạnh phúc đời thường. Bà nhìn thấy trong những sự vật nhỏ bé tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại mang trong mình một sức sống dồi dào
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Trong đôi mắt của một tâm hồn mạnh mẽ thì những vật vô tri vô giác như rêu, đá cũng căng tràn nhựa sống mà “xiên ngang”, “đâm toạc” được cả những sự vật lớn lao, rộng lớn là “mặt đất”, là “chân mây”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không phải ai cũng ý thức và có được thái độ cứng rắn như Hồ Xuân Hương.
Càng kháng cự bao nhiêu càng cho thấy khao khát được hạnh phúc bấy nhiêu. Người phụ nữ cần và đáng được hưởng một mái ấm gia đình, được chồng yêu thương chăm sóc, tay ấp tay gối bên chồng chứ không phải cô đơn, giường đơn gối chiếc trong đêm khuya thanh vắng một mình xót xa, tủi hờn.
Nhưng càng ước vọng bao nhiêu lại càng thất vọng, thương xót cho thân phận mình bấy nhiêu khi
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Hồ Xuân Hương chán chường, ngán ngẩm khi ngày qua ngày hết năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng một mình, bà cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ. Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con”. Mặc dù thi sĩ là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận.
Thương thay cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khiến cho Nguyễn Du thi hào nhân đạo chủ nghĩa của nhân loại cất lên tiếng khóc:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc cùng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.
Chủ đề:Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài Tự tình, Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Tự bài thơ Tự tình 1 nhận xét về số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ bài thơ tự tình 2 hãy viết 5-7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua bài thơ Tự tình, Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Tự tình, Viết đoạn văn so sánh thân phận của người phụ nữ trong hai bài thơ tự tình và thương vợ