[NGHỊ LUẬN XÃ HỘI] Hãy luôn giữ bản tính tốt đẹp của mình


Suy nghĩ của anh/chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:
BỌ CẠP & NHÀ SƯ
Thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị ngộp nước nên định vớt lên. Nhưng khi vớt thì ông bị cắn. Vì đau, ông phải thả ra nên bọ cạp lại rơi chìm xuống nước. Nhà sư lại cố kéo lên, và lại bị cắn. Chú tiểu đứng nhìn nãy giờ mới lại gần nói: “Lạy Phật, sao sư phụ “cứng đầu” thế! Sư phụ không biết là hễ cố vớt nó lên là nó lại cắn sư phụ à?”
Nhà sư trả lời: “Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh giúp đời của ta.” Rồi ông lấy một ngọn lá để vớt con bọ cạp ra.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1/ Mở bài
2/ Thân bài
a) Giải thích
-Tóm tắt câu chuyện: Vị thiền sư tìm mọi cách để giúp chú bọ cạp khỏi bị ngộp nước, cho dù bị bọ cạp cắn đau vẫn không từ bỏ ý định của mình.
– Nhà sư lý giải hành động của mình: “Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh giúp đời của ta.”
+ Tánh: bản tính – điều thuộc về bản chất cốt tủy của người hay vật.
+ Bản tính của nhà sư là giúp đời, từ bi, lương thiện; bản tính phòng vệ của bọ cạp là cắn. Bản tính của nhà sư và bọ cạp dù mâu thuẫn, đối lập, nhưng điều đó không làm thay đổi bản tính của nhà sư.
=> Ý nghĩa câu chuyện: Đừng thay đổi bản tính tốt đẹp vốn có cho dù bạn có bị tổn thương vì lòng tốt của chính mình.
b) Phân tích
– Mỗi người hay vật đều có bản tính riêng của mình để có thể sinh tồn. Khác với nhiều loài vật chỉ có bản năng phòng vệ để tồn tại, con người còn mang bản chất xã hội để hòa hợp chung sống giữa cộng đồng. Sự lương thiện, lòng tốt chính là một bản chất xã hội đó.
– Lòng tốt, bản chất thiện lương của con người được thể hiện trong suy nghĩ và hành xử giữa cuộc sống hàng ngày, trong những tình huống cụ thể: biết chia sẻ, giúp đỡ người khác nhất là trong hoạn nạn khó khăn…
– Bản chất tốt đẹp của con người mang nhiều ý nghĩa: khẳng định giá trị người, phẩm chất người, vẻ đẹp người; giúp ta có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhõm, hạnh phúc, an vui; được mọi người quý mến, kính trọng; lan tỏa những điều tốt lành trong cộng đồng…
– Dẫn chứng cụ thể những suy nghĩ, hành đông và việc làm thể hiện sự sâu sắc, nhân văn, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của con người và cuộc sống.
c) Bình luận
– Đôi khi lòng tốt cũng khiến ta bị tổn thương vì không được thấu hiểu, vì không phải ai cũng đem lòng tốt mà đối đãi với người khác… Điều đó dễ khiến con người thất vọng. Song nếu vì thế mà từ bỏ thiện tâm của mình thì ta sẽ đánh mất mình, đó là điều vô cùng đáng tiếc. Vậy nên, thay vì từ bỏ lòng nhân ái của mình, nên cẩn trọng hơn trong hành xử để vẫn giúp được người mà không làm mình bị tổn thương, như cái cách nhà sư trong câu chuyện lấy lá vớt bọ cạp ra khỏi nước. Đồng thời, rõ ràng là, nhân hậu rất cần cả lòng dũng cảm, bản lĩnh sống để mạnh mẽ hướng thiện và hướng thượng.
– Mở rộng:
– Để có thể giữ vững bản tính lương thiện, con người cần có hiểu biết (để biết cách giúp người thông minh nhất), cần có bản lĩnh (để bị tổn thương mà vẫn không từ bỏ bản tính của mình) và cả sự tỉnh táo (để không bị lợi dụng)…
– Phê phán những người vô tình, vô tâm, vô cảm với khó khăn, hoạn nạn của người khác, bỏ mặc không động lòng trắc ẩn, không giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn. Xã hội sẽ trở nên thiếu nhân bản, nhân văn biết bao nhiêu.
3 / Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
– Bài học cho bản thân
Chủ đề:Anh/chị có cho rằng việc coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình là việc rất quan trọng vì sao, Bài viết về nhân cách con người, Nghị luận về phẩm chất của người học sinh, Nghị luận về phẩm chất tốt đẹp, Nghị luận về tính cách con người, Người có nhân cách đẹp là người như thế nào, Người có nhân cách tốt phải là người như thế nào, Người có tính luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách danh dự của mình