[Tài liệu văn 9] Ôn tập truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả:
– Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.
– Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.
– Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.
– Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ngoài.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,…
II. Tác phẩm
1/ Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn là kết quả chuyến đi lên Lào Cai hè 1970 của tác giả. Truyện được rút từ tập “Giữa trong xanh” xuất bản năm 1972.
2/ Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật:
a/ Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng.
b/ Nghệ thuật: Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
3. Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Xe tới chân đỉnh Yên Sơn, bác lái xe dừng lại, giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ một anh thanh niên làm công tác khí tượng và vật lý địa cầu sống một mình trên núi. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình, công việc đơn giản nhưng gian khổ và cô đơn. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ông hoạ sĩ định vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn như ông kỹ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Những điều khám phá được ở anh thanh niên làm cho người khách vô cùng xúc động. Khi họ trở về, anh còn tặng cô gái một bó hoa và tặng bác già một làn trứng ăn đường.
4. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
– Một trong những mấu chốt của nghệ thuật xây dựng truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện.
– Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông hoạ sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
I. Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa
– Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo, kỳ lạ.
– Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xoá, với mây, nắng, sương đều rất lạ.
+ Sự bắt đầu của Sa Pa là những rặng đào ven đường hay những đàn bò lang cổ có đeo chuông là đặc trưng hữu hình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây.
+ Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”.
+ Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”; “nắng đã mạ bạc cả con mèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.
+ Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
Chỉ bằng vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình khiến người đọc cảm thấy như bị cuốn theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng.
Chỉ là những nét phác hoạ nhưng cảnh thiên nhiên hiện lên đẹp như những bức tranh, đẹp đến hai lần – cái đẹp tự nhiên của nó và cái đẹp qua tâm hồn người nghệ sỹ của hoạ sỹ.
Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan-xi-păng cao vòi vọi gợi nghĩ tới những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hy sinh. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết hừng hực cháy của con người lao động nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những con người ở Sa Pa trong sáng, mộng mơ.
II. Vẻ đẹp của con người Sa Pa
1. Anh thanh niên
1.1. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả:
1.2. Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên:
a. Hoàn cảnh sống và công việc
b/ Những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người.
2. Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa:
3. Anh cán bộ nghiên cứu sét:
III. Vẻ đẹp những người đến Sa Pa
1. Nhân vật ông hoạ sĩ:
2. Nhân vật cô kỹ sư:
3. Bác lái xe:
C. MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH TÁC PHẨM:
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
- Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Phân tích tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”
- Vẻ đẹp của người lao động trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- “ánh sáng riêng” từ Lặng lẽ Sa Pa
- Lặng lẽ Sa Pa – “Bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả”
- Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là hiện thân của những con người bình thương mà cao đẹp
- Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Lặng lẽ Sa Pa”
- “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn giàu chất thơ