Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Đề bài: Cảm nhận của em về những đoạn văn sau:
[….] “Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tốt trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
[…] “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.”
( Trích Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam
I – Dàn bài chi tiết
1.Mở bài
– Dẫn dắt ( trực tiếp hoặc gián tiếp)
– Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp con người (lòng yêu nghề, lẽ sống đẹp…)
– Hai đoạn trích
2. Thân bài
a. Khái quát dẫn dắt
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long (1925- 1991), chuyên viết truyện ngắn và kí, thành công khi viết về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc; phong cách văn xuôi tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người. Văn của NTL có khả năng làm thanh lọc tâm hồn con người…
– Hoàn cảnh: Tác phẩm sáng tác năm 1970 trong không khí cả nước hào hùng đánh Mỹ. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội…
– Khái quát chung: Hai đoạn trích đã khắc hoạ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động Sa Pa qua những dòng văn miêu tả đầy sắc sảo và cảm nhận tài hoa của nhà văn…
b. Luận điểm 1: Vẻ đẹp thơ mộng, đắm say của thiên nhiên Sa Pa
– Những từ ngữ giàu chất tạo hình, các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, liệt kê:
+ Nắng “len”, “đốt cháy”, “xua”->Nắng di chuyển, đẹp kì thú đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới – một vẻ đẹp thơ mộng và huyền ảo, đầy sức sống
+ Mây “ cuộn tròn”, “lăn”, “rơi xuống”, “luồn”->hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe.
+Cây thông “rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”
+ Cây tử kinh: nhô cái đầu màu hoa cà – chú bé đùa nghịch, vui vẻ
– Cảnh được miêu tả cụ thể, sinh động-> thơ mộng, hùng vĩ, đẹp kỳ lạ, gợi sự yên bình, đắm say lòng người
Ý nghĩa: Miêu tả thiên nhiên Sa Pa làm nền cho nhân vật xuất hiện; tô điểm…tạo chất thơ cho tác phẩm; góp phần thể hiện chủ đề: Một Sa Pa “lặng lẽ” trong cái vẻ yên bình và thơ mộng.
Cảm nhận tinh tế, độc đáo, ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ, chất họa -> Bức họa tuyệt đẹp
– Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà văn => Gieo vào lòng chúng ta tình yêu Sa Pa…
Luận điểm 2: Vẻ đẹp con người Sa Pa qua nhân vật anh thanh niên
– Giới thiệu anh thanh niên: lai lịch, hoàn cảnh, công việc…
– Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc
+ Hồi chưa vào nghề >< vào nghề: Công việc làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ tích cực..
+ “Khi làm việc ta với công việc là đôi”-> coi công việc là người bạn, là niềm vui, là lẽ sống, là khát vọng cuộc đời anh, và là động lực …
+ “Việc của cháu gắn …đồng chí dưới kia”-> hiểu ý nghĩa công việc của mình, gắn kết với đồng nghiệp…
+ Công việc gian khổ thế đấy-> Chấp nhận khó khăn gian khổ, ý thức để vượt qua…
+ “cất nó đi cháu buồn đến chết mất”-> công việc có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu => Yêu nghề, say mê với công việc
– Suy nghĩ về mục đích cuộc sống
+ …Thèm người: bộc lộ thành thực niềm vui, niềm khao khát được giao lưu, hòa đồng, kết bạn.. -> NTL không lí tưởng hóa nhân vật.
+”Mình sinh ra … mình vì ai mà làm việc?” trăn trở tìm mục đích và lẽ sống cho mình…
+ Cháu tự nói với cháu…: Nhắc nhở và kiên định với lẽ sống …
-> Suy nghĩ đẹp của một tâm hồn đẹp. Thật đáng yêu, đáng trân trọng.
=>Có lý tưởng sống đẹp, trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó chính là lý tưởng sống cao đẹp của thời đại
– Lối văn kể chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên giàu chất trữ tình
– Vẻ đẹp nhân vật bộc lộ tự nhiên qua nghĩ…kết suy hợp việc không đặt tên cho nhân vật..
– Thể hiện chủ đề: Ngợi ca người lao động…
Đánh giá khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận (tâm- tài của nhà văn)
Đánh giá nghệ thuật đặc sắc-> Tài năng: Cách xây dựng nhân vật độc đáo sáng tạo qua tình huống cuộc gặp gỡ bất ngờ, qua lời nói, cử chỉ, suy nghĩ; ngôn ngữ giàu chất thơ, chất hoạ trong sáng, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình và các biện pháp tu từ, cách miêu tả cụ thể, sinh động, sắc sảo tinh tế… Miêu tả thiên nhiên để tô điểm, làm nổi bật hình ảnh người lao động
– Đánh giá, nâng cao VĐNL:
+ Khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa yên bình, thơ mộng…; Khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa công việc thầm lặng; ( liên hệ các tác phẩm khác…)
+Tác giả: Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước; Khám phá, ngợi ca, trân trọng người lao động
Bài học nhận thức: Lẽ sống đẹp, sống có ích, tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam…; Cái đẹp xuất phát từ sự tự nhiên, giản dị…cái đẹp đáng trân quí.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của hai đoạn văn
– Khẳng định vị trí của Nguyễn Thành Long, sức sống của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
II – Hướng dẫn cách viết bài
1. Viết mở bài
Mở bài 1
Nguyễn Thành Long là một cây truyện ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người mang ý nghĩa sâu sắc. Ông có rất nhiều tác phẩm hay được bạn đọc yêu mến và trong đó không thể không kể đến truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Đến với hai đoạn văn ta cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên Sa Pa tươi đẹp, nên thơ và vẻ đẹp của anh thanh niên ở lòng yêu nghề, ở ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Mở bài 2
Hãy bay theo những ca từ ngọt lịm của nhạc sĩ Vĩnh Cát “Ơi Sa Pa thành phố trong sương bốn mùa hoa trái ngát hương, mây mù mưa bay gió lạnh, đây là quê hương những hạt giống quý…”, chúng ta sẽ được đến với Sa Pa. Chúng ta thấy gì khi đến với chốn Mường Tiên áy của đất nước? Một thiên đường đẹp như mơ ư? Một không gian trong trẻo, lãng mạn ư? Không! Đó chưa phải là tất cả. Thật đáng tiếc biết bao nếu như ta không tìm thấy “những hạt giống quí”. Có một nhà văn đã khám phá ra “những hạt giống quí” ấy. Đó chính là Nguyễn Thành Long với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Đến với hai đoạn văn ta cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên Sa Pa tươi đẹp, nên thơ và vẻ đẹp của anh thanh niên ở lòng yêu nghề, ở ý thức trách nhiệm cao với quê hương đất nước.
Mở bài 3
“Cuộc đời con người là hành trình đi tìm cái đẹp. Người nghệ sĩ lại càng phải có | trái tim giàu cảm xúc, con mắt sâu sắc để tìm ra cái đẹp còn ấn khuất trong cuộc sống nhiều hơn”. Phải chăng “cái đẹp ẩn khuất” mà người nghệ sĩ tìm kiếm bấy lâu nay lại chính là những thứ đời thường mà chúng ta tưởng chừng như không có gì đặc biệt? | “Cái đẹp ẩn khuất” ấy lại được thấy rõ qua tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành ngắn đã ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đặc biệt, hai đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của con người nơi Sa Pa lặng lẽ.
Mở bài 4
Nếu như chúng ta đã từng yêu hình ảnh người lao động khỏe khoắn, hăng say Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” của Huy Cận hay chúng ta đã từng ngợi ca và trân trọng những con người “biết đi tới” và làm nên chiến thắng ” Đi ta đi khai phá rừng |hoang ” của Tố Hữu thì đến với ” Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hẳn chúng ta sẽ bị cuốn hút bởi hình ảnh người lao động thầm lặng, cao đẹp giữa một Sa Pa giàu chất thơ, chất họa. Những câu văn miêu tả thiên nhiên Sapa đẹp thơ mộng, hung vĩ cùng với lời tâm sự chân thành về công việc của anh thanh niên đã thể hiện sâu sắc điều đó.
Mở bài 5
Xanh ngát trong nền văn học Việt Nam thế kỉ 20, nổi bật lên cây bút Nguyễn Thành | Long. Không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như các nhà văn khác, Nguyễn Thành Long đã lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng, sâu lắng như chính tâm hồn ông, bởi ông yêu văn, yêu cả cuộc sống. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật ấy. Vẻ đẹp Lặng lẽ Sa Pa trầm lắng nhưng rạo rực và tinh tế vô cùng được tay bút tài hoa của nhà văn khắc lên thật thần sầu. Thế nhưng chốn bồng lai ấy đâu chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên mà nó còn mang vẻ đẹp của lao động, ta sao có thể bỏ qua người thanh niên với sức nóng, lòng nhiệt huyết ấy được.
2. Viết đoạn thân bài
a. Phần khái quát dẫn dắt
Nguyễn Thành Long(1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí và thành công nhất là những tác phẩm về công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc vào những năm 60-70 của thế kỉ XX. Văn của ông thường nhẹ nhàng,tình cảm giàu chất thơ và ánh lên được vẻ đẹp của con người,mang ý nghĩa sâu sắc. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là 1 tác phẩm tiêu biểu cho phong cách đó của nhà văn.
Tác phẩm được ra đời vào năm 1970, trong không khí cả nước đang hăng say đánh Mĩ. Riêng miền Bắc đang sôi nổi phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng”. Trong một lần đi nghỉ ở Sa Pa, một tơ báo với 6 dòng tin ngắn về người thanh niên làm công tác khí tượng đã trở thành nguồn cảm hứng cho Nguyễn Thành Long. Qua tác phẩm, Nguyễn Thành Long đã khắc họa cho ta thấy Sa Pa không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp của con người nơi đây. Đó là anh thanh niên. Anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn chỉ có mây mù, cây cỏ. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ. Làm việc trong hoàn cảnh khắc nhiệt, điều đáng sợ nhất với anh là sự cô đơn, nỗi thèm người. Thế nhưng lắng nghe lời tâm sự của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư, ta thầm ngưỡng mộ những suy nghĩ đẹp thể hiện ý thức cao, niềm say mê nhiệt huyết với công việc và sự cởi mở, chân thành rất đáng quý của anh.
b. Viết phần triển khai luận điểm
Đoạn văn mẫu 1
Thiên nhiên hiện lên với các hình ảnh. Đó là hình ảnh của nắng, của mây, của hàng cây thông hay cây tử kinh. Bằng nghệ thuật nhân hóa, nhà văn đã khiến cho nắng của Sa Pa hay hình ảnh những đám mây hoặc là cây tử kinh biết đùa nghịch hồn nhiên. Thiên nhiên Sa Pa đẹp tuyệt thế giai nhân, đẹp ngất ngây con gà tây. Đến đó một lần là mê li luôn, sẽ không còn thiết về nhà mình nữa. Nguyễn Thành Long đã tạo nên bức tranh sống động. Ông giỏi thật. Qua bức tranh đó ta thấy được tình yêu của nhà văn với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Trước tiên, đến với khung cảnh trữ tình, đẹp như mơ nơi núi rừng Sa Pa ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên đa màu đa chiều của cảnh sắc nơi đây. Người đọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơi đây đi vào truyện của Nguyễn Thành Long với một cái nhìn dịu dàng, trong trẻo như một bức tranh thủy mặc làm cho người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Theo bước chân của nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo. Nắng ở Sa Pa cũng thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: “nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn”. Nghệ thuật nhân hóa “len tới” được tái hiện một cách sống động. Viết về cái nắng, có nhà thơ đã từng viết:
Nắng hôn làn tóc khẽ khàng
Gió nghe hờn dỗi vội sang bên này
Đoạn văn mẫu 2
Đến với đoạn văn đầu tiên tác giả đã đưa chúng ta lạc vào thế giới của cái đẹp với thiên nhiên Sapa yên bình, thơ mộng. Khung cảnh đó đẹp đến mức khiến cho con người ta như bị thôi miên, ngỡ ngàng, ngẩn người ra để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hút hồn của nó. Cảnh đẹp đến nỗi làm ông họa sĩ, cô kí sự “nín | bật, đến ngay cả bác lái xe, dù đã đi trên con đường này rất nhiều lần rồi nhưng bác vẫn không khỏi đắm say, ngây ngất trước cảnh vật nơi đây. Vậy điều gì đã cuốn hút họ? Đó là hình ảnh nắng “…bắt đầu len tới, đốt cháy…nắng xua…”. Ta cảm như cảnh đang hiện lên qua lăng kính của một nhà làm phim, đang quay rất chậm và cận cảnh sự di chuyển của nắng Sa Pa. Cảnh đẹp quá, khiến tay quay như không dám lia nhanh máy và dường như nín thở vì sợ cảnh ấy vụt biến khỏi tầm nhìn. Nếu như nắng xuân trong thơ Hàn Mặc Tử mang dáng và yêu điều, duyên dáng, tươi mơn môn như trái cây vừa chín mọng “Trong làn nắng ửng, khói mơ tan” thì Nguyễn Thành Long lại miêu tả nàng nắng của mình với nét nghịch, năng động, hồn nhiên như cỏ cây. Không chỉ vậy bức tranh thiên nhiên đồ còn đẹp bởi hình ảnh mây “…cuộn tròn lại từng cục, lăn…rơi xuống luôn cả vào gầm xe” hay là cây thông “ rung tốt trong |nắng”, cây từ kinh “nhô cái đầu màu hoa cà … Bằng ngòi bút miêu tả chi tiết, cảm nhận tinh tế, sâu sắc, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình, kết hợp với các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh… Nguyễn Thành Long đã thổi hồn vào những thứ vô tri vô giác, làm cho chúng cũng biết vui đùa, nô nghịch, đáng yêu làm sao!. Dường như mỗi câu, mỗi chữ trong trang văn của văn nhân đều có đường nét, màu sắc, hình khối, vừa đậm chất hội họa vừa mang nhịp điệu âm thanh âm ái của một bài thơ, một bản nhạc. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, âm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Phải nói rằng Nguyễn Thành Long gần như đã chớp được khung cảnh kì thú và đưa người đọc vào thế giới trong trẻo, đẹp đế, có khả năng làm “thanh lọc tâm hồn con người ….
Không chỉ suy nghĩ về công việc, về nghề nghiệp, anh thanh niên còn có những suy nghĩ về lẽ sống. Anh đã suy nghĩ ” người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì. . . mình vì ai mà làm việc? Đó, rõ ràng, là những trăn trở của anh với cuộc sống. Anh hiểu rằng là con người ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng. Sống có ích cho quê hương, đất nước.
Qua những lời tâm sự chân thành, ta còn cảm nhận được những suy nghĩ về trách nhiệm với quê hương đất nước của chành thanh niên ấy. Anh thường trăn trở, tìm cho mình mục đích sống cho cái chung, cho quê hương, cho đất nước, không hề vì mục |đích cá nhân “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Chao ôi, một lẽ sống cao đẹp, một cách sống thầm lặng nhưng cao cả biết bao! Tựa như cây xương lặng lẽ cựa mình, dâng cho đời những bông hoa tuyệt đẹp giữa bão tố chông gai. Đúng vậy, “giản dị và bình tâm” đúng đắn và nghiêm túc, con “người cô độc nhất thế gian ấy” đã dành hết tuổi thanh xuân của mình cống hiến cho quê hương, đất nước dấu yêu. Và đó phải chăng cũng chính là lí tưởng sống cao đẹp của thời đại “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc thân yêu”. Ta cảm nhận được sức trẻ, lòng nhiệt huyết đang hừng hực cháy trong anh. Các anh sống để cống hiến, còn trẻ còn cống hiến, đó như một lẽ sống, một châm ngôn của cuộc đời mình. Đúng là thế hệ thanh niên vàng của dân tộc!
Anh thanh niên này có gì đặc biệt đâu, không chiến công hiển hách, chẳng một cái tên. Vậy mà sao ông họa sĩ thì “nhọc quá” còn ta thì cứ yêu cứ mến. Ta yêu anh vì cái gì? Phải chăng vì “những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người”. “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Không gì có thể chân thật và thành thực hơn được nữa. Những suy tư và trăn trở của anh không phải vì hạnh phúc cá nhân mà vì quê hương đất nước, nơi mình sinh ra và lớn lên. Hiểu rõ và xác định một cách nghiêm túc về mục đích sống đúng đắn, sống có ý nghĩa của mình nên anh không cảm thấy “cô độc nhất thế gian”. Từng lời anh nói như những giọt mật ngọt ngào chắt ra từ những bông hoa lay ơn, hoa thược dược…; từ nắng “hừng hực đốt cháy rừng cây”, từ sương bồng bềnh quanh năm | bao phủ. Kì lạ thay nó thấm vào trong ta và nói như Nguyễn Đình Thi thì nó đã vào “đốt lửa” trong lòng chúng ta, làm “thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Ta có hổ thẹn không khi đứng trước một con người như anh mà ta vẫn sống vị kỉ, tầm thường? Ta có tự hào không khi biết sống theo tinh thần của thời đại các anh “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa / Vui gì hơn làm người lính đi đầu /Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”? Với những dòng văn nhẹ nhàng du dương như những nốt nhạc trong veo mà sao nó lại lay động tâm hồn ta đến thế. Văn Nguyễn Thành Long có “mãnh lực” như vậy ư?
Khi mới lên công tác anh luôn trăn trở”Mình sinh ra là gì? Mình sống ở đâu mình vì ai mà làm việc?”- những trăn trở của anh về mục đích sống của mình,là những suy tư của anh không chỉ về mục đích của bản thân mà là vì quê hương,đất nước,nơi mình sinh ra và lớn lên.Đây là lý tưởng sống cao đẹp của thời đại. Đó không chỉ là suy nghĩ của mỗi anh thanh niên làm khí tượng mà còn là suy nghĩ của cả một “thế hệ vàng” của dân tộc Việt Nam ta. Như nhà thơ Tố Hữu từng viết trong”Theo chân Bác”:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Hay trong “Bài ca xuân 68”:
Sống hiên ngang: bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
Hay như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết :
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông …
3. Cách viết kết bài
Kết bài 1
Hai đoạn trích đã góp phần làm sâu sắc hơn chủ đề của tác phẩm: Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ; khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Với ý nghĩa đó tên tuổi của Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sẽ sống mãi với thời gian.
Kết bài 2
Thiên nhiên Sa Pa và con người nơi đây thực sự là thứ men làm say lòng người. Tác phẩm xứng đáng là áng văn đi cùng năm tháng. Đặc biệt hai đoạn trích trên đã để lại “tiếng thổn thức của một trái tim trận quý cuộc sống – nhạc điệu du dương thánh thót nhất trong các loại âm nhạc ở trần gian.”
Kết bài 3
Đoạn trích đã làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên giữa cái thơ mộng của núi rừng Sa Pa. Lặng lẽ Sa Pa nhưng Sa Pa lại không hề “lặng lẽ”. Lặng lẽ mà vang âm, lặng lẽ mà tỏa hương! Gấp lại trang sách rồi mà lòng ta vẫn cứ thì thầm thì thầm lời tâm sự của anh thanh niên “mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”
Kết bài 4
Chỉ cần đọc hai đoạn văn thôi mà sao tâm hồn ta đã muốn cất lên tiếng hát “ Nếu là chim,tôi sẽ là loài bồ câu trắng…Nếu là người,
tôi sẽ chết cho quê hương”. Cảm ơn nhà văn đã làm “người đường đưa ta đến xứ sở của cái đẹp”. Vườn hoa nghệ thuật sẽ thế
nào nếu thiếu đi một bông hoa đầy hương sắc như “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Phân tích tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”
- Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- “ánh sáng riêng” từ Lặng lẽ Sa Pa
- Vẻ đẹp của người lao động trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Cảm nhận đoạn trích “Trời ơi, chỉ còn có năm phút …. Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.”
Chủ đề:Bức tranh thiên nhiên trong Lặng lẽ Sa Pa, Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Sapa, Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Lặng lẽ Sa Pa, Dàn ý vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa, Tình yêu thiên nhiên của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, Vẻ đẹp của con người trong Lặng lẽ Sa Pa, Vẻ đẹp thiên nhiên Sapa trong Lặng lẽ Sa Pa