Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất | Học văn 7
I. Tìm hiểu chung
- Khái niệm tục ngữ
Về hình thức: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh.
Về nội dung: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt: tự nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
Về sử dụng: được nhân dân vận dụng vào trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Bố cục: 2 phần
4 câu đầu : tục ngữ về thiên nhiên
4 câu sau: tục ngữ về lao động sản xuất
II. Phân tích
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên (1,2,3,4)
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu tục ngữ đã nêu lên nhận xét về sự thay đổi thời gian đêm – ngày ở trong năm:
+ Tháng năm (âm lịch): ngày dài, đêm ngắn
+ Tháng mười (âm lịch): ngày ngắn, đêm dài
Đây là nhận xét dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân. Nó được diễn đạt bằng cách nói khoa trương (phóng đại): chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối và lối vần lưng (năm – nằm, mười – cười) để diễn tả cái nhanh của thời gian.
Nhờ cách nói có vần điệu, có hình ảnh nên kinh nghiệm được khắc sâu, dễ thuộc, dễ nhớ.
Kinh nghiệm mà câu tục ngữ đúc kết là rất chính xác. Chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm đó để chủ động trong việc sử dụng thời gian, sắp xếp công việc cho hợp lí.
Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
– Nội dung: Quan sát bầu trời đêm, nếu nhiều sao thì dự báo ngày hôm sau trời sẽ nắng và ngược lại nếu ít sao hoặc không có sao thì dự báo ngày hôm sau trời sẽ mưa. Câu tục ngữ đã lấy hiện tượng thiên nhiên để đoán định thời tiết.
– Câu tục ngữ có hai vế đối xứng nhau, cách hiệp vần nắng – vắng è tạo ra nhip điệu khiến cho kinh nghiệm dễ thuộc, dễ nhớ, dễ khắc sâu.
Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện có thể giúp con người đoán định được thời tiết để sắp xếp công việc cho phù hợp. Tuy nhiên, phán đoán trong tục ngữ chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nên không phải lúc nào cũng đúng (không phải lúc nào trời ít sao thì cũng mưa).
Câu 3.
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
Nội dung: trên trời xuất hiện những đám mây màu vàng như mỡ gà thì dự đoán trời sắp có bão.
Hình thức ngắn gọn, có vần điệu ( gà – nhà) è dễ thuộc, dễ nhớ
Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm dự báo bão của nhân dân lao động, nhờ đó con người có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu cho cẩn thận. Cho đến ngày hôm nay, câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Câu 4.
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Vào tháng bảy âm lịch, nếu thấy kiến xuất hiện nhiều thì có nguy cơ lũ lụt (kiến là loài côn trùng rất nhạy cảm với thời tiết, khi hậu).
Câu tục ngữ ngắn gọn, có vần nhịp (bò – lo) è dễ thuộc, dễ nhớ.
Giúp người dân dự đoán được tình hình lũ lụt để chủ động phòng tránh.
2. Tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5.
Tấc đất, tấc vàng
Nội dung : Câu tục ngữ đã nói lên sự quý giá của đất đai, đất quý như vàng, tấc đất là tấc vàng.
Hình thức: Câu tục ngữ rất ngắn gọn, chỉ có bốn chữ chia làm 2 vế câu bằng nhau. Tác giả dân gian đã lấy tấc đất để so sánh với tấc vàng (so sánh ngang bằng) nhằm đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai đồng thời cũng cho thấy thái độ trân trọng của con người đối với đất.
Câu tục ngữ cũng là lời khuyên của cha ông về việc có thái độ trân trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai, phê phán hiện tưỡng lãng phí đất đai.
Câu 6:
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Câu tục ngữ đã nêu lên thứ tự những ngành nghề, công việc mang lại lợi ích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp: thứ nhất là nuôi cá, thứ hai là làm vườn, thứ ba là làm ruộng.
Sử dụng các từ chỉ số thứ tự (Nhất, nhì, tam), lối nói ngắn gọn, có vần điệu (trì – nhị, viên – điền)…. è
Giúp người dân biết khai thác tốt những điều kiện hoàn cảnh để tạo ra của cải, vật chất.
Câu 7.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Câu tục ngữ đã nêu lên thứ tự các yếu tố cần thiết trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước: quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân bón, thứ ba là sự cần cù của người lao động và cuối cùng là giống cây.
Câu tục ngữ ngắn gọn, sử dụng các số thứ tự lần lượt (nhất, nhì, tam, tứ) và hiệp vần (phân – cần) è dễ thuộc, dễ nhớ, kinh nghiệm dễ khắc sâu.
Giúp người nông dân hiểu được mối quan hệ và tầm quan trọng của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 8.
Nhất thì, nhì thục
Câu tục ngữ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với nghề trồng trọt. Cấy trồng phải đúng thời vụ là yếu tố hàng đầu quyết định kết quả vụ mùa và cùng với đó là khâu làm đất phải thật tốt.
Ngắn gọn, bốn chữ chia thành hai vế đối xứng è dễ thuộc, dễ nhớ, kinh nghiệm dễ khắc sâu.
Giúp cho người nông dân nắm được tầm quan trọng của thời vụ và đất đai để trồng trọt cho đúng mùa vụ, đúng loại đất.
III. Tổng kết – ghi nhớ sgk