Phân tích văn vản “Tôi đi học” – Thanh Tịnh
TÔI ĐI HỌC
I.Tìm hiểu chung
- Tác giả Thanh Tịnh
- Sinh năm 1911 – mất năm 1988, quê ở Thừa Thiên Huế
- Hoạt động trên nhiều lĩnh vực: thầy giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo.
- Ông có sở trường là viết văn xuôi trữ tình.
- Sáng tác của ông luôn đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng mang dư vị buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ (Văn xuôi), Đi giữa một mùa sen (thơ),…
- Tác phẩm “Tôi đi học”
- Xuất xứ: Rút ra từ tập truyện “Quê mẹ” , xuất bản năm 1941
- Nội dung: Tác phẩm là kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” (Có thể xem là những trang hồi kí của tác giả).
- Bố cục:
- Phần 1: diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường
- Phần 2: tâm trạng của nhân vật tôi khi ở sân trường
- Phần 3: tâm trậng của nhân vật tôi trong lớp học lần đầu tiên
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu
- II. Đọc – hiểu
- 1.Tâm trạng và cảm nhận của nhân vật Tôi trên đường cùng mẹ tới trường
- Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc
- Thời gian : cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: cảnh mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường
- Những hình ảnh gần gũi, đẹp đẽ, gắn liền với kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên thiêng liêng đối với cuộc đời mỗi học sinh nên để lại ấn tượng đậm nét trong lòng của tác giả.
- Tâm trạng của nhân vật tôi
- Khi nhớ về những kỉ niệm, tâm trạng của “tôi” đã được thể hiện qua một loạt những từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Đó là các từ láy diễn tả tâm trạng của con người: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã è vừa diễn tả tâm trạng nhẹ nhàng, lâng lâng, náo nức, rộn rã vừa làm sống dậy những kỉ niệm quá khứ hiện về thật rõ như đang diễn ra trong hiện tại.
- Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường tới trường:
+ Trên con đường cùng mẹ tới tới trường, cảm giác của “tôi” đã được thể hiện trong một phép so sánh vô cùng độc đáo : “Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, cho cái gì tinh túy nhất, tươi đẹp nhất của đất trời, là cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hóa. Dùng hình ảnh cánh hoa tươi, tác giả nhằm diễn tả cái cảm giác lần đầu tiên tới trường thật đẹp đẽ, trong sáng, đáng nâng niu, trân trọng đến vô cùng.
+ Con đường mà “tôi” đã quen đi lại lắm lần nhưng đột nhiên thấy lạ vì mọi vật chung quanh đang có sự thay đổi lớn.
+ “Tôi” có cảm giác lạ ở trong lòng, cậu không lội qua sông đi thả diều và không ra đồng nô đùa nữa. Cảm giác về sự đứng đắn, sự nghiêm túc trong học hành đã nảy nở trong lòng.
+ Từ cảm giác ấy, “tôi” có những cử chỉ, hành động thật ngộ nghĩnh, đáng yêu: ghì chặt sách vở, sóc lên, nắm lại cẩn thận,… thử sức cầm bút và có ý nghĩ chỉ những người lớn mới cầm được bút thước.
+ Ý nghĩ ngây thơ của “tôi” lại được thể hiện qua một hình ảnh so sánh giàu cảm xúc : “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang qua ngọn núi” è diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng, đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua mà sống mãi, đọng mãi, lung linh trong kí ức è khát vọng mãnh liệt muốn bay cao, vươn xa tới những chân trời rộng mở.
- Nhận xét: cách kể chuyện nhẹ nhàng, miêu tả cảm giác bằng nhừng lời văn giàu chất thơ, hình ảnh so sánh đầy thơ mộng đã làm hiện lên hình ảnh nhân vật tôi rất ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, yêu học tập, có ý thức và khát vọng vươn lên.
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi ở sân trường.
- Cảnh sân trường
- “Tôi” nhìn thấy sân trường dày đặc cả người. Người nào cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa. Tâm trí “tôi” mải mê theo đuổi những suy nghĩ riêng. Nếu như chỉ cách đây mấy hôm, ngôi trường đối với cậu chẳng có ấn tượng gì đặc biệt ngoài việc nó cao ráo và sạch sẽ hơn những ngôi nhà trong làng thì hôm nay, ngôi trường trong cảm nhận của cậu đã hoàn toàn khác. Nó không còn xa lạ nữa mà trở nên gần gũi, nó trông thật xinh xắn, oai nghiêm. Trong lòng “tôi” xuất hiện những nỗi lo sợ vẩn vơ bởi ngôi trường kia không còn là nơi xa lạ mà sẽ là nơi chứng kiến , nơi đánh dấu một sự thay đổi lớn lao mà chính cậu cũng chưa hình dung ra được.
- Sau phút giây ngỡ ngàng nhìn ngắm ngôi trường rộng lớn, “tôi” đưa mắt tập trung nhìn những cô cậu học trò giống như mình: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay đi từng bước nhẹ. Tác giả đã dùng một phép so sánh rất độc đáo : “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ” vừa nói lên tâm trạng của “tôi” cũng như những cô cậu học trò bé nhỏ khi thấy trường vừa lạ, vừa gần gũi, ấm áp, thân thương. Hình ảnh so sánh đã gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường như cái tổ ấm và mỗi học sinh là những cánh chim ngây thơ, hồn nhiên, đầy khát vọng cả những bồi hồi, lo lắng trước chân trời kiến thức rộng mở.
- Khi xếp hàng và nghe gọi tên để vào lớp
- Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội” cả lòng “tôi”, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng.
- Khi nghe ông đốc hiền từ và nghiêm trang gọi tên danh sách học sinh thì “tôi” cảm thấy quả tim như ngừng đập, quên cả việc đang có mẹ đứng sau lưng.
- Khi gọi đến tên mình thì giật mình, lúng túng. Được mọi người chú ý thì đã lúng túng lại càng lúng túng hơn.
- Đó là những nét tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ rất tự nhiên của những cô bé, cậu bé lần đầu tiên rời vòng tay mẹ để bước vào lớp 1.
- Khi rời tay mẹ để bước vào lớp
- Tâm trạng của “tôi” rất nặng nề, cậu cảm thấy lo lắng đến tột độ, òa lên khóc nức nở. Cậu cảm giác chưa lần nào xa mẹ như lúc này bởi xung quanh trường, lớp, thầy cô, bạn bè đều mới lạ nên cảm thấy bơ vơ, lẻ loi, xa nhà để bước vào một thế giới mới.
- Nhà văn đã ghi lại thật sống động, chân thật những rung động, những chuyển biến tâm lí của tuổi thơ lần đầu tiên tới trường. Đó là tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ nảy nở trong lòng đầy xáo trộn. Thanh Tịnh đã sống lại tuổi thơ của chính mình và của bao người.
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học
- “Tôi” bước vào lớp ngồi , quan sát xung quanh lớp học, cảm thấy có một mùi hương lạ xông lên
- Nhìn thấy cái gì cũng mới, lạ lạ, hay hay
- Lạm nhận chỗ ngồi là của riêng mình
- Cảm thấy người bạn tí hon ngồi cạnh bên mình rất là quen, quyến luyến chứ không còn cảm giác xa lạ.
- Cậu bé đưa mắt nhìn cánh chim bay ngoài cửa sổ : “Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Đây vừa là hình ảnh thực, vừa giàu sức gợi, diễn tả tâm trạng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ đồng thời cũng diễn tả những ước mơ, những khát khao bay cao bay xa đến những chân trời rộng mở. Những ngày nô đùa tự do sẽ chấm hết để bước vào một giai đoạn mới.
- Tiếng phấn của thầy ghì mạnh lên bảng đã đưa cậu bé trở về với thực tại, cậu vòng tay lên bàn, miệng lầm nhẩm đánh vần : “Tôi đi học”.
- Cách kết thúc rất tự nhiên, bất ngờ. Đó là bài học đầu tiên trong đời, dòng chữ “Tôi đi học” đã mở ra một thế giới mới cho trẻ thơ những ngày đầu tiên cắp sách tới trường.
- Hình ảnh những người lớn trong buổi tựu trường đầu tiên của em nhỏ
- Ông đốc: từ tốn, bao dung, nhân hậu, tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ (nhẹ nhàng nhắc nhở các em chia tay cha mẹ, nhẫn nại dỗ dành những em bật khóc, ….)
- Thầy giáo trẻ: tươi cười đón các em vào lớp, vui tính, giàu tình yêu thương
- Người mẹ (phụ huynh): chu đáo, yêu thương con, trân trọng ngày khai trường,…
- Thể hiện trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường với thế hệ trẻ tương lai.