Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích cởi trói cứu A Phủ
Đề bài: Cho đoạn văn sau:
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng nhưA Phủ đương biết có người bước lại. Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
A Phủ cho tôi đi.
Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục VN, 2018)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Khái Quát
* Giới thiệu về tác giả: Tô Hoài
– Tô Hoài là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Nhà văn có duyên nợ gắn bó với đề tài miền núi Tây Bắc.
– Bậc thầy của kí họa chân dung đời thường.
– Cha đẻ của “Dế mèn phiêu lưu kỉ
– Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “ Tô Hoài là nhà văn của người thường, chuyện thường, của đời thường”.
Giới thiệu tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”
– Được Tô Hoài viết vào năm 1952. Đây là một đứa con tinh thần của chuyến đi thâm nhập theo bộ đội giải phóng Tây Bắc của Tô Hoài. Tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ “Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên.
– Được in trong tập truyện “ Truyện Tây Bắc” – tập truyện ngắn đạt giải Nhất Hội văn nghệ Việt Nam (1954 -1955)
* Vị trí đoạn văn trong tác phẩm:
– Đoạn văn nằm ở gần cuối tác phẩm.
– Là đoạn văn cao trào nhất của tác phẩm.
– Khắc họa sự thay đổi về tâm lý của Mị dẫn đến hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
* Giới thiệu sơ lược về nhân vật: Mị
– Lai lịch: Con nhà nghèo
– Ngoại hình: xinh đẹp như đóa hoa ban của núi rừng Tây Bắc
– Tính cách: hiếu thảo, thùy mị, nết na, yêu đời, hồn nhiên và vui sống.
– Hoàn cảnh: Vì chính sách cho vay nặng lãi, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, bị bóc lột sức lao động nặng nề, bị bạo hành thể xác một cách vô lý, bị giam cầm nhu người tù chung thân trong căn buồng kín mít, bị áp chế về mặt tinh thần bằng cường quyền và thần quyền. Từ đó câm lặng như một bóng ma, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, tê liệt sức phản kháng. Cuộc trỗi dậy tìm lại cuộc đời trong đêm tình mùa xuân thất bại, nhưng hứa hẹn về một cuộc trỗi dậy mạnh liệt hơn trong đêm mùa đông..
– Nội dung: Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cắt dây cởi tròi cứu A Phủ trải qua 3 quá trình
+ Quá trình 1: từ vô cảm đến đồng cảm
+ Quá trình 2: từ thương người đến thương mình
+ Quá trình 3: từ cứu người đến tự cứu mình
Đây không phải là hành động mang tính bản năng, bộc phát, nóng vội, cảm tính.
→ Đây là hành động táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng tự nhiên, tất yếu và bất ngờ.
→ Đó là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật.
– Nghệ thuật:
+ Nhà văn đã tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc tinh tế, hợp lý đã tạo
nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
+ Truyện với lối dẫn dắt và lối kể chuyện sinh động, có kịch tình cao trào.
+ Truyện ngắn nhưng có nhiều ý thơ (phong cảnh và phong tục vùng cao Tây Bắc rất đẹp và rất tình)
* Đánh giá chung về nhân vật: Mị đã đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui
– Dù cuộc đời Mị phải trải qua nhiều đau thương, đổ bao nhiêu là nước mắt, thì Tô hoài vẫn tin cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi như mùa xuân ấm áp vẫn sẽ trở về trên những triền núi cao Tây Bắc bất chấp mùa đông gió và rét rất dữ dội.
– Mị là linh hồn, là hơi thở của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Xây dựng nhân vật Mị là một thành công đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi.
Bình luận ngắn gọn về giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ
– Khái niện giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và long tin vào khả năng vươn dậy của họ, đồng thời lên án những thế lực tàn bạo, đen tối chà đạp lên quyền sống, ước mơ hạnh phúc và phẩm giá của con người.
– Biệu hiện của giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ:
Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm này trước hết được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị tước đoạt quyền sống, bị lăng nhục, đày đọa mà tiêu biểu là Mị và A Phủ.
Biểu hiện thứ hai của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ còn toát lên từ sự tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của nhân dân lao động Tây Bắc mà tiêu biểu là Mị và A Phủ.
Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là việc nhà văn phát hiện và nâng niu trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của nhân vật Mị và A Phủ. Biểu hiện sau cùng của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ là việc nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác.
🔻 Xem thêm:
Chủ đề:Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông, Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo, Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa đông, Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông, Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông học sinh giỏi, Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, So sánh diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cứu A Phủ