Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đề bài:
Trong Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 111)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.
Mở bài
Một số cách mở bài ấn ấn tượng
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ: “Tôi bắt đầu tin văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức tưởng thép mà mỗi người tự dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc đảo người thành một khối; văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt qua những rào cản của lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ..”. Có một tác phẩm mà với tôi, không chỉ là lửa, là nước, là băng, mà còn là nước mắt và tâm huyết trào ra từ trái tim ấm nóng và ngòi bút của thành “kì quan tuyệt diệu của trái tim” – tác phẩm… Tuyệt bút này đã như như dòng xoáy nước luồn lách đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, đặc biệt ấn tượng nhất là…(đoạn thơ)
Mở bài 2
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…
Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là cánh chim đầu đàn đã vạch hướng cho nền thơ cách mạng. Ông là người đã bắc chiếc cầu nối linh diệu giữa hình thức thơ mới và thơ ca cách. Nhà thơ Xuân Diệu từng nói ông chính là người đưa thơ cách mạng đạt đến một trình độ rất đỗi trữ tình. Thơ ông thấm đẫm phong vị ca dao và đậm đà tính dân tộc. Ông chính là nhà thơ Tố Hữu – Người đã rời chiến khu sau 15 năm gắn bó với nhiều thổn thức “Khi tôi về Hà Nội, tôi đã để lại một phần đời của mình ở Việt Bắc”. Và đó là lí do giản dị để thi phẩm Việt Bắc ra đời. Để lại những yêu mến sâu đậm trong trái tim người đọc là đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Thân bài
Khái Quát
* Dẫn lí luận (ngôn từ):
Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một người làm thơ/viết văn. Người làm thơ/ viết văn cũng như người làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất thì phải bỏ nhiều tâm huyết, phải trải qua “những cơn địa chấn của tâm hồn” mới có thể tạo ra “những vang ngân” tựa như “những bước sóng” đến gõ cửa tâm hồn người đọc. Để tạo ra thi phẩm xuất sắc Việt Bắc, Tố Hữu cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy.
* Giới thiệu về tác giả Tố Hữu
Tố Hữu được xướng danh trên thi đàn:
– Nhà thơ xưa sông Hương núi Ngự
– Người đã bắc chiếc cầu nối linh diệu giữa Thơ mới và thơ ca cách mạng.
– Cánh chim đầu đàn vạch hướng cho nền thơ Cách mạng
– Thơ ông đậm đà tính dân tộc và thấm đẫm phong vị ca dao
– Người đã đưa thơ chính trị đạt đến một trình độ rất đỗi trữ tình. (Xuân Diệu)
– Người lĩnh xướng dàn đồng ca Cách mạng.
– “Tố Hữu là ca sĩ sớm nhất và lớn nhất, có thanh âm vang ngân nhất trong bản hợp ca cách mạng của nhân dân”… (GS Phong Lê)
* Giới thiệu tác phẩm Việt Bắc
– Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5.1954), tháng 7.1954 – hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc được giải phóng.
– Tháng 10.1954, cơ quan Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhà thơ Tố Hữu cũng là một trong những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó với Việt Bắc nay lưu luyến từ biệt thủ đô gió ngán để về xuôi. Cuộc chia tay lớn, thắm thiết ân tình của Chính phủ với “Cái nôi” Cách mạng, với mảnh đất và con người Việt Bắc. Nhân dịp ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này. Bài thơ gồm 2 phần, trích đoạn thuộc phần một của bài thơ.
– In trong tập thơ cùng tên – Việt Bắc – tập thơ được coi là đỉnh cao trong đời thơ Tố Hữu
“Khi tôi về Hà Nội, tôi đã để lại một phần đời ở Việt Bắc và đó là lí do giản dị tôi viết bài thơ này.”
– Bài thơ là khúc ca ân tình, là dòng hồi tưởng đầy xúc động của Tố Hữu cũng như của những con người kháng chiến về chặng đường 15 năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.
* Vị trí đoạn thơ trong đề thi:
– Đoạn thơ nằm giữa của thi phẩm, là đoạn thơ hay nhất.
– Khắc họa vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc trong 4 mùa.
1. Nội dung đoạn thơ tứ bình
1.1. Luận điểm 1: bức tranh mùa đông
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
– Cảnh: Với sắc xanh ngút ngàn của núi rừng điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây.
– Con người: Trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy.
→ Ai đó đã từng nói rằng: Hoa phong lữ ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm
của nó; chim sơn tước ở lại giữa cuộc đời nhờ tiếng hót vút cao của nó giữa dàn đồng ca của núi rừng. Cũng như vậy, một tác phẩm muốn neo đậu thật lâu trong tâm trí người đọc thì phải mang trong nó một sứ mệnh riêng. Và sứ mệnh của …. là đánh thức —-
1.2. Luận điểm 2: bức tranh mùa xuân
Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
– Cảnh: Hoa mơ rừng nở trắng rừng khiến bùng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con người.
– Con người: “ đan nón”, “chuốt từng sợi giang”, một vẻ đẹp tình nghĩa được thể hiện qua bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào tùng sản phẩm lao động.
→ Hằn rằng chúng ta đều biết một tảng đá chắn ngang dòng sông có thể làm thay đổi dòng chảy của sông suối. Một cơn gió tưởng như vô hình lại có thể làm bật gốc cổ thụ trăm năm. Cũng như vậy, một tác phẩm văn học dù chỉ là những câu chữ trên một trang giấy mỏng manh cũng có thể làm thay đổi tâm hồn của người đọc (gieo vào lòng ta những tình cảm chưa có, và nuôi dưỡng những tình cảm đẹp mà ta sẵn có).
1.3. Luận điểm 3: bức tranh mùa hè
Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình.
– Cảnh: “rừng phách đổ vàng”, màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ“để hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cảnh sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.
– Con người: Hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó của con người nơi đây.
→ Mỗi lần độc giả lật mở một trang sách là một lần người du khách ấy đặt bước chân mình lên “phi thuyền” của nhà văn, chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp để dõi theo cuộc hành trình thú vị mà nhà văn đưa mình đi tới. Cuộc hành trình hôm nay của chúng ta chạm đến…, được dẫn dắt bởi ngòi bút tài hoa của…, để cảm nhận được….
1.4. Luận điểm 4: bức tranh mùa thu
Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
– Cảnh: Ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình yên ả.
– Con người: Hiện lên với tiếng hát ân tình thủy chung, với bao tình cảm
1. 5. Đánh giá chung
– Bức tranh thiên nhiên trong thơ Tố Hữu trong sáng, gợi cảm, thơ mộng và đầy màu sắc. Mỗi câu thơ là một viên gạch với những mảng màu và nét vẽ tài hoa . Mỗi mùa qua để lại bao điều để nhớ!
2. Nghệ thuật:
– Người ta thường nói cuộc dâu bể mà con người tìm thấy trong văn chương chính là máu trong tim của người nghệ sĩ. Viết, thực tế chính là quá trình chắt máu trên trang sách của người cầm bút. Để viết được những đoạn thơ xuất sắc như thế này trong…, chắc chắn… đã phải trải qua những trăn trở để có thể chắt lọc những câu chữ tinh xác, tài hoa đến vậy. – -Thể thơ lục bát êm đềm, sâu lắng, cách dùng đại từ “mình – ta” thân mật điệp từ “nhớ” lặp lại nhiều lần làm cho giọng điệu đoạn thơ ngọt ngào da diết diễn tả được chiều sâu tâm hồn và tình cảm con người Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
– Nghệ thuật tả cảnh đạt đến độ hoàn mĩ với những câu thơ mang phong vị ca dao.
– Cách chấm phá trong đoạn thơ cũng thật sự thú vị.
3. Nhận xét lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích
– Lẽ sống ân nghĩa được thể hiện thông qua nỗi nhớ, sự lưu luyến, bịn rịn trong giây phút chia tay giữa đồng bào miền núi và các cán bộ khi trở về Hà Nội.
– Lẽ sống ân nghĩa còn được thể hiện thông qua sự mường tượng của tác giả về những kỉ niệm, sự gắn bó, giúp đỡ của những đồng bào trong suốt quá trình sống và chiến đấu của các chiến sĩ ở chiến khu Việt Bắc. → Lẽ sống ân nghĩa chính là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta, nó tạo nên sự liên kết giữa con người với con người, góp phần gây dựng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
→ Việt Bắc không chỉ là Bản hùng ca cách mạng, khúc khải hoàn ca đại
Kết bài
Hemingway từng nói: tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có Việt Bắc của Tố Hữu. Cảm ơn người lĩnh xướng dàn đồng ca cách mạng – Tố Hữu vì đã “cắm một cây sào sáng tạo vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đưa thi phẩm Việt Bắc – một thi phẩm của lòng nhân, của đức tin, của giá trị sống và của nghĩa tình quân dân, về phía những con người chân thiện, để chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của 4 mùa Việt Bắc:
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như Những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu
Chủ đề:Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc, Bức tranh tứ bình là gì, Bức tranh tứ bình Nhớ rừng, Bức tranh tứ bình Việt Bắc học sinh giỏi, Nội dung bức tranh tứ bình, Phân tích bức tranh tứ bình ngắn gọn, Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc học sinh giỏi