Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh
Đề bài: Phân tích bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của tác giả Hồ Chí Minh để làm sáng rõ ý kiến sau: “ Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.”
1, Mở bài:
Giới thiệu tác giả, giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Trích dẫn nhận định.
VD. Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được Bác sáng tác 1941, sau ba mươi năm Bác bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác về nước, sống và hoạt động tại hang Pác Bó- Cao Bằng.Có ý kiến cho rằng: “ Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.”
2, Thân bài:
a) Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Được miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, mộc mạc.
– Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
– Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ được cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác.
– Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành thừa thãi, sung túc
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
– Điều kiện làm việc quá sơ sài:
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tợng trưng cho tình thế cách mạng của nước ta và của thế giới lúc bấy giờ.
– Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
b) Hình ảnh Bác trong bài thơ.
- Phong thái ung dung tự tại của Bác.
Ba câu thơ đầu vừa nói lên cuộc sóng thiếu thốn gian khổ của Bác ở Pác Bó vừa thể hiện được phong thái ung dung, tự tại của Người.
+ Câu thơ thứ nhất nói về việc ở. Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Nhịp thơ 4/ 3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: snags ra, tối vào…
+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa( cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).
+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc. Bàn làm việc là tảng đá bên suối “ chông chênh” mà thôi. “ chông chênh” là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng nước nhà.
- Cái “sang” của cuộc đời cách mạng.
– Niềm vui lớn nhất của bác trong bài thơ không phải chỉ là “ thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau ba mươi năm xa nước, “ đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước” ( thơ Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước, yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước cứu dân.
– Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh..không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng…
– Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ “thần”, là “ nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.
3, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Tóm lại, “ Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.” Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn nữa.
Chủ đề:Bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Dàn ý bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Em hay phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh lớp 8, Nghị luận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó lớp 8, Văn nghị luận Tức cảnh Pác Bó lớp 8, Việt đoạn văn Quy nạp phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ý nghĩa của bài thơ Tức cảnh Pác Bó