Ôn tập truyện ngắn Ngữ văn 9 – Các kiến thức trọng tâm
1. Nhan đề
a. Làng
– Nhan đề ngắn, đề tài làng quê quen thuộc, gợi tình yêu quê hương đất nước.
– Nhan đề giàu giá trị khái quát, mở rộng phạm vi phản ánh.
b. Lặng lẽ Sa Pa
– Nhan đề xuất hiện một địa danh nổi tiếng.
– Sử dụng phép đảo ngữ nhấn mạnh tính chất của miền đất – Bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm : trong cái yên lặng của Sa Pa – nơi người ta chỉ nghĩ tới sự nghỉ ngơi, vẫn có những con người âm thầm, bền bỉ làm việc miệt mài cống hiến cho Tổ quốc
c. Những ngôi sao xa xôi
– Nhan đề vừa gợi hình ảnh thực vừa mang đến màu sắc lãng mạn, trẻ trung, mơ mộng.
– Gắn với hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm :
+ Ngôi sao trên mũ – quan niệm của nhân vật Phương Định về con người đẹp nhất – con người thời đại
+ Ngôi sao – miền không gian cổ tích, xứ sở bình yên, thơ mộng, đẹp đẽ
– Ấn dụ chỉ những cô gái thanh niên xung phong với vẻ đẹp tỏa sáng lấp lánh, và sức sống bất diệt, trường tồn.
2. Ngôi kể
– Ngôi thứ nhất:
Người kể chuyện xưng “tôi” (Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi) ; “chúng tôi” (Những ngôi sao xa xôi) kể lại những gì đã trải qua, chứng kiến.
Tác dụng
+ Thuận lợi cho việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ hiện lên một cách trực tiếp
+ Chủ động điều chỉnh được nhịp kể nhanh – chậm, dễ dàng có những liên tưởng tạt ngang
+ Mối quan hệ giữa người kể – người đọc trở nên gần gũi giúp truyền tải nội dung của tác phẩm
+ Các sự việc, biến cố, nhân vật khác hiện lên qua cái nhìn của người trong cuộc
=> tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu chuyện
– Ngôi thứ ba:
Người kể giấu mình (Làng, Lặng lẽ Sa Pa nhưng biết hết mọi diễn biến câu chuyện)
Tác dụng
+ Kể tường tận, chi tiết mọi sự việc, nhân vật trong tác phẩm với tất cả suy nghĩ thầm kín, sâu sắc
+ Tạo sự sinh động, đa dạng, nhiều chiều, hấp dẫn người đọc
Lưu ý
Điểm nhìn trần thuật: Một số truyện được kể theo ngôi thứ ba – nhưng được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật (Ông Hai — Làng, Ông họa sĩ – Lặng lẽ Sa Pa)
3. Tình huống truyện
a. Làng
– Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
– Tình huống tâm lí, thử thách nội tâm nhân vật => thể hiện trọn vẹn tình cảm của nhân vật ông Hai
b. Lặng lẽ Sa Pa
– Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa những con người xa lạ trong khoảng thời gian ngắn ngủi và có thể không còn gặp lại.
=> Khiến tiết tấu câu chuyện nhanh hơn, nhân vật tự bộc lộ qua cái nhìn, ấn tượng của nhân vật khác
=> Tạo ra chất thơ của truyện, cảm giác luyến lưu, vương vấn …
c. Chiếc lược ngà
– Bé Thu không nhận ba, tới lúc cô bé chịu nhận thì ông Sáu lại phải lên đường = thể hiện tình cảm của bé Thu với ba
– Ông Sáu làm cây lược cho con, nhưng chưa kịp trao thì đã hi sinh => gửi gắm tình cảm của người cha dành cho con
=> Chủ đề của tác phẩm : ca ngợi tình cảm cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.
4. Nhân vật
– Phân tích dựa trên các cơ sở :
+ Nguồn gốc, lai lịch
+ Ngoại hình, diện mạo
+ Phẩm chất, tính cách qua cử chỉ, hành động ; lời nói, ngôn ngữ ; cảm xúc, suy nghĩ …
+ Số phận
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác
+ Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm; dụng ý nghệ thuật của nhà văn
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chú ý: Không phải tác phẩm nào, nhân vật nào cũng biểu thị đầy đủ các phương diện trên mà tùy từng truyện, từng nhân vật các phương diện đó có thể có hoặc không, đậm hoặc nhạt. (Ví dụ : truyện tâm lí nhân vật sẽ thiên về cảm xúc, suy nghĩ ; truyện kịch tích, hành động nhân vật sẽ thiên về hành động, lời nói …)
a. Ông Hai (Làng – Kim Lân)
Trước khi nghe tin
– Yêu và luôn tự hào về làng
– Nhớ làng, luôn sống với những kỉ niệm khi còn ở làng
– Khao khát được quay trở về làng
– Khỏa lấp nỗi nhớ bằng cách nghe ngóng tin tức về làng, về cuộc kháng chiến => Thế giới nghệ thuật tràn đầy ánh sáng, âm thanh; tâm trạng hân hoan, rạo rực thể hiện qua cả hành động, cử chỉ, lời nói…
Khi nghe tin làng theo giặc
– Bàng hoàng, sững sờ
– Xấu hổ, tủi nhục
– Đau đớn, xót xa khi nghĩ về gia đình, người làng
– Cố không tin và tự bào chữa, phủ nhận tin không hay về làng
– Uất nghẹn, căm giận khi nghĩ tới những con người phản bội kháng chiến
– Trăn trở, dằn vặt đến cáu giận với bà Hai
– Lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến mụ chủ nhà
– Bế tắc, tuyệt vọng khi không biết đi đâu về đâu
– Đấu tranh nội tâm gay gắt và lựa chọn theo kháng chiến
– Trò chuyện với con thơ để củng cố niềm tin cho chính mình
=> Diễn biến tâm trạng được miêu tả chân thực, sinh động và thuyết phục ; thế giới xung quanh ngập tràn bóng tối và sự im lặng
Khi nghe tin cải chính
– Vỡ òa trong niềm vui sướng, hân hoan, rạo rực
=> Ông Hai như hồi sinh bất chấp việc ngôi nhà của ông bị hủy hoại.
– Tíu tít khoe về tinh thần kháng chiến của làng mình
=> Tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước ; niềm tin tưởng, lòng thủy chung với cụ Hồ, với kháng chiến được đặt lên trên cả lợi ích cá nhân
b. Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Nguồn gốc, lai lịch
– 27 tuổi, quê ở Lào Cai – “Viết đơn xin ra linh đi mặt trận” cùng bố nhưng không được
– Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu
Điều kiện sống, làm việc
– Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, không một bóng người (“người cô độc nhất thế gian”)
– Công việc gian khổ, vất vả : mỗi ngày phải báo bốn lần, gian khổ nhất lúc một giờ sáng
* Phẩm chất, lối sống
Quan hệ ứng xử với mọi người
Nhiệt thành, hiếu khách, thân thiện, cởi mở, lịch biết thiệp, chân thành, quan tâm tới người khác, khiêm tốn và đôi khi có cả chút vụng về
Công việc
Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu và gắn bó với công việc của mình
+ Hiểu được việc làm của mình có ý nghĩa như thế nào, liên quan tới những ai, mang lại điều gì
+ Tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc
+ Coi công việc là một phần cuộc sống của mình
=> Thái độ đáng quý, đáng trân trọng của người lao động
Đời sống cá nhân
Nghiêm túc, ngăn nắp, kỉ luật, biết tổ chức cuộc sống, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính bản thân
* Mối liên hệ với các nhân vật khác
– Là nguồn cảm hứng khơi gợi xúc cảm nghệ thuật trong lòng ông họa sĩ
– Khiến cô kĩ sư hiểu ra biết bao điều đẹp đẽ về lí tưởng sống, về khát khao làm việc và cống hiến cho cuộc đời.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Để nhân vật tự bộc lộ và hiện ra qua lăng kính của các nhân vật khác trong tác phẩm => ca ngợi những con người lao động mới …
c.Ông Sáu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
* Hoàn cảnh:
Li tán gia đình vì tham gia kháng chiến, luôn khát khao mong nhớ con
Trở về thăm nhà
+ Bước chân dồn dập lao về phía con và tiếng gọi nghẹn ngào
+ Cảm giác hụt hẫng, đau đớn khi thấy con không nhận
+ Buồn bã, thất vọng và tức giận khi con phản ứng với sự quan tâm của mình
+ Lầm lũi, cô đơn khi ra đi muốn ôm con mà không dám
+ Xúc động mãnh liệt khi con cất tiếng gọi ba
Trở lại chiến khu
+ Hân hoan, vui sướng, hạnh phúc khi tìm được khúc ngà làm lược cho con
+ Gửi gắm tất cả tình yêu thương con vào cây lược : tỉ mỉ, cố công như người thợ bạc, gò lưng khắc dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”
+ Cồn cào mong nhớ được gặp lại con ; ân hận, day dứt vì trót đánh con
+ Canh cánh trong lòng khi chưa trao được cho con món quà nhỏ, chỉ yên lòng nhắm mắt khi nghe được lời hứa của người đồng đội
Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế ; hiểu đời, hiểu người sâu sắc; ca ngợi sự hi sinh âm thầm của những người lính trong chiến tranh …
d. Bé Thu
* Trước khi nhận cha
– Khước từ mọi sự quan tâm
– Không cất tiếng gọi ba dù bị đặt vào tình huống khó xử
=> Tình yêu ba mãnh liệt, sự tôn thờ dành cho người cha trong tấm ảnh chụp chung với má
* Khi nhận cha
Bộc lộ tình cảm trong sự cuống quýt, vội vã với cảm giác ân hận, ăn năn :
+ Tiếng gọi như tiếng xé
+ Tìm đủ mọi cách để giữ ba ở lại
+ Chỉ chịu cho ba đi khi được ngoại động viên, hứa hẹn về ngày trở lại của ba
– Có cả tính, bướng bỉnh, yêu ghét rạch ròi
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, sinh động, thuyết phục thể hiện tài năng của một nhà văn am hiểu tâm lí trẻ thơ.
e. Ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
* Hoàn cảnh sống, chiến đấu
– Sống trong cái hang dưới chân cao điểm, trên vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ => gian khổ, ác liệt
– Không gian đối lập : Trong hang – ngoài hang chi phối phẩm chất, tính cách con người của các cô gái
Công việc
– Đo khối lượng đất lấp vào hố bom
– Đếm những quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom => Nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, luôn phải đối mặt với thần chết
Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn
Yêu nước, gan dạ, dũng cảm :
+ Tự nguyện rời xa gia đình, quê hương để đến với trường ác liệt
+ Dẫu bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu
Tinh thần trách nhiệm cao với công việc :
+ Phá bom trở thành công việc thường ngày
+ Luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mà không cần giúp đỡ …
+ Đặt công việc, nhiệm vụ lên hàng đầu …
Tình đồng đội gắn bó sâu nặng :
+ Hiểu thấu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhau
+ Quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho nhau như những người thân trong gia đình
Tinh thần lạc quan, yêu đời ; tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Nhiều mơ ước về tương lai
+ Hồn nhiên, nữ tính, thích làm đẹp ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
=> Ngòi bút miêu tả tâm li sinh động, tự nhiên của một cây bút giàu trải nghiệm, nhiều vốn sống thực tế chiến tranh
5. Ngôn ngữ
– Tự nhiên, sinh động, gần với khẩu ngữ, đậm màu sắc địa phương
– Trau chuốt, giàu sắc thái biểu cảm, bàng bạc chất thơ
– In rõ cá tính, con người nhân vật