Nghị luận xã hội “Trên mặt đất vốn không có đường đi, người đi nhiều thì sẽ thành đường”
I. Mở Bài
Ngày nay trên mặt đất đã có rất nhiều những con đường lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau để cho việc di chuyển của con người được dễ dàng thuận lợi. Đúng như lời phát biểu của Lỗ Tấn – nhà văn vĩ đại người Trung Quốc: “Trên mặt đất vốn không có đường đi, người đi nhiều thì sẽ thành đường”. Vậy đường đi ở đây có hoàn toàn chỉ con đường theo nghĩa đen hay không? Hay con đường ở đây còn là con đường lí tưởng, con đường cách mạng, con đường đi đến thành công, con đường trở thành người tốt, con đường đi đến đạo lí,…
II. Thân Bài
1. Giải thích.
a. Nghĩa đen (nghĩa gốc).
Trong quá trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác của con người, thì thường con người đi theo một lối đi mà học thường đi, rồi sau đó trở thành quen thuộc. Một người đi, hai người đi, ba ngừi đi, … nhiều người đi, và lối đi trở thành đường mòn; đường mòn thành đường nhỏ, đường nhỏ thành đường lớn. Vì thế câu nói:“Trên mặt đất vốn không có đường đi, người đi nhiều thì sẽ thành đường”về mặt nghĩa đen là đúng.
b. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển)
Nhận thức, quan niệm, phong tục, tập quán, thói quen,… văn hoá, văn minh,… của con người cũng vậy. Ban đầu những vấn đề trên được xuất phát từ một người, đến một nhóm người, đến cộng đồng nhỏ, rồi đến một công đồng lớn, rồi đến quốc gia, dân tộc, hay cả thế giới… Rồi nó trở thành sách vở, trở thành nền văn hoá, nền văn minh, nền khoa học,… của một cộng đồng người, một quốc gia, dân tộc hay cả thế giới.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận. (phân tích theo nghĩa bóng)
a. Phân tích.
Hãy lấy một vấn đề cụ thể: trong nhận thức, phong tục, tập quán, văn hoá, ứng xử, hay một thói quen nào đó,… của con người để phân tích
b. Chứng minh.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, thực tế của bản thân, những người xung quanh về nghĩa bóng.
c. Bình luận.
Cần bình luận về ý nghĩa, tác dụng của lời phát biểu.
III. Kết Bài
-Khẳng định ý nghĩa, giá trị tư tưởng, tác động của lời phát biểu đến thế hệ trẻ.
-Bài học bản thân.
Chủ đề:bàn về câu nói trên đời này làm gì có đường, Chúng ta luôn ở trên một con đường nhiều ngả và ta phải chọn một đích đến cho mình, Cũng giống như những con đường trên mặt đất, Nghị luận xã hội về người mở đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi, Người ta đi mãi thì thành đường thôi là câu nói trong tác phẩm nào, người ta đi mãi thì thành đường thôi tiếng Anh, Trên đời này làm gì có đường, Trên đời này làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi tiếng Trung, Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người