[Nghị luận xã hội] Nghị luận về vấn đề rút ra câu chuyện
Đọc câu chuyện sau:
Thầy giáo hỏi: Có một con sâu không biết bơi mà lại muốn qua sông. Các em có biết con sâu qua sông bằng cách nào không?
Học trò đưa ra ba đáp án
– Con sâu bò qua cầu.
Thầy giáo trả lời: “ Không có cầu”
– Con sâu nằm trên lá, qua sông.
Thầy giáo cười “ Chiếc lá sẽ bị nước cuốn trôi”
– Con sâu bị chim nuốt vào bụng rồi bay qua sông.
Thầy giáo lắc đầu: “ Vậy sâu chết thì đâu còn ý nghĩa của việc qua sông”
Vậy con sâu qua sông bằng cách nào đây?
Thầy giáo cười rồi nói: “ Con sâu nếu muốn qua sông, thì nó chỉ còn một cách, là biến thành bướm”
Trước khi biến thành bướm, nó phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn. Nó ở trong cái kén, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống. Nỗi khổ này trải qua một thời gian rất dài. Cuối cùng nó thành con bướm và bay qua sông…
(Theo Đại kỷ nguyên)
Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gợi từ câu chuyện trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1.Mở bài
2. Thân bài
a) Giải thích
– Tình huống đó là: con sâu – con vật nhỏ bé, yếu ớt, chỉ biết bò nhưng có khát vọng lớn lao là muốn qua sông
+ Sông rộng, không cầu, nước chảy xiết: Biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại để đạt tới những mục đích lớn lao của cuộc đời.
+ Qua sông: Chỉ hành trình vươn tới ước mơ, thành công của mỗi người.
Tình huống này là vô phương thực hiện.
– Giải đáp của trò:
+ Con sâu đi qua cầu (tương đối dễ dàng nhưng không có cầu)
+ Con sâu nằm trên lá (trôi sang sông nhưng lá bị nước cuốn)
+ Con sâu chịu để cho chim nuốt vào bụng ( chim sẽ chết, nên sự sang sông không còn ý nghĩa)
Nhận xét: Ba phương án thể hiện ba thái độ sống: muốn đạt được mục đích lớn lao, vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc đời, nhiều người thường dựa dẫm vào người khác, phó mặc cho may rủi hoặc liều lĩnh bất chấp vượt qua bằng mọi giá kể cả việc đánh mất mình.
– Lời giải của thầy: Con sâu đóng kén => hóa bướm=> bay qua sông: Đó là một quá trình tự chuyển hóa, tự thay đổi để phát triển. Quá trình ấy phải trải qua thời gian dài “ở trong cái kén, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống” lâu dài, đau khổ.
Ý nghĩa: Chỉ có thay đổi mình, vượt lên chính mình mới có thể vượt qua gian khổ, đạt tới mục đích lớn lao. Đôi cánh bướm của con sâu là đôi cánh của sự dũng cảm, của bản lĩnh, khát vọng dám đổi thay, thử thách chính mình. Đôi cánh ấy sẽ giúp nó vượt qua mọi khó khăn trở ngại tưởng chừng như không thể của cuộc sống.
b) Phân tích các thái độ sống của con người khi đứng trước khó khăn
– Dựa dẫm vào người khác.
– Phó mặc cho may rủi.
– Hủy hoại bản thân, sự trả giá bằng cả mạng sống.
– Thay đổi bản thân mình.
c) Bình luận: Thông điệp
– Trước hết, hãy có khát vọng làm những điều lớn lao: Con sâu muốn sang sông, nó không cam chịu chỉ mãi mãi là con sâu nhỏ bé, chấp nhận cuộc sống quẩn quanh. Con người phải có khát vọng chinh phục, thử sức với những điều lớn lao. Đó sẽ là động lực mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn trở ngại vốn là điều tất yếu trong cuộc sống, điều tất yếu trên hành trình đến với thành công.
– Không thay đổi được hoàn cảnh hãy thay đổi chính mình: Khi hóa bướm – đôi cánh chính là cây cầu, là chiếc lá, là chú chim để con sâu có thể vượt sông. Qua sông đã khó nhưng thay đổi chính mình còn khó hơn; nỗ lực thành công là cả một quá trình gian khổ cần bền tâm, vững chí.
– Mở rộng:
+ Thay đổi nhưng không được đánh mất mình: Hóa bướm là một chặng trong quá trình phát triển của con sâu, bướm rồi sẽ lại đẻ trứng, trứng hóa thành sâu- lại trở về với chính mình.
+ Phê phán: Những kẻ không có khát khao, ước vọng, không bản lĩnh, không dám đổi thay. Trước khó khăn có người là con cuốn chiếu hễ đụng đến là cuộn mình lại. Có người là con giun suốt đời chỉ biết trốn dưới đất tối không vươn nổi mình lên; Có người như con thiêu thân đốt mình trong cám dỗ cuộc đời…
3.Kết bài
– Làm thế nào để có thể sang sông, để có thể vượt mọi trở ngại để đi đến thành công?
+ Tỉnh táo lường trước thực tế khó khăn.
+ Cần hiểu biết về chính mình, hiểu biết tình thế để có thể chủ động trước hoàn cảnh, tìm cách chế ngự hoàn cảnh. Không buông xuôi, dựa vào may rủi, không liều lĩnh bất chấp mọi điều để đạt mục đích…
+ Dám đối mặt, dám đổi thay.
– Cần tôi rèn bản lĩnh sống, khát khao chinh phục từ những việc nhỏ, những cái hàng ngày.
Chủ đề:nghị luận về câu chuyện " điều đầu tiên", Nghị luận về câu chuyện Bài thuyết giảng, Nghị luận về câu chuyện ngọc trong đá, Nghị luận về câu chuyện người mù và cây đèn, Nghị luận về câu chuyện nhớ và quên, Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện, Nghị luận xã hội về câu chuyện: Xén lá, Suy nghĩ về câu chuyện người đầu tiên