Kiến thức trọng tâm Truyện Kiều và các đoạn trích
I. Tác giả Nguyễn Du
– Hoàn cảnh xuất thân: (1765- 1820) xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
– Cuộc đời: Cuộc đời Nguyễn Du đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố của gia đình và xã hội.
– Sự nghiệp thơ văn: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du đồ sộ, tiêu biểu nhất là 3 tập thơ chữ Hán và 2 tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
II. Tác phẩm Truyện Kiều
– Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ).
– Hoàn cảnh sáng tác: đầu thế kỉ XIX.
– Thể loại: Truyện Nôm (loại truyện viết bằng chữ Nôm) Bố cục của tác phẩm: 3 phần.
III. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị nội dung:
– Giá trị hiện thực: phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời: tầng lớp thống trị tàn bạo, thế lực của đồng tiền, sự lộng hành của cái ác và số phận đau thương của những con người bị áp bức, nhất là người phụ nữ.
– Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của con người;
+ Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính;
+ Tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện.
b. Giá trị nghệ thuật:
– Truyện Kiều là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du.
– Ngôn ngữ: là sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.
– Nghệ thuật tả cảnh: Tả cảnh thiên nhiên; tả cảnh ngụ tình.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng bút pháp ước lệ – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nỗi bật vẻ đẹp của những nhân vật chính diện, đổi với nhân vật phản diện tác giả đã sử dụng bút pháp tả thực.
IV. Hệ thống kiến thức cơ bản các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 9
a. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
– Vị trí: Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
– Giá trị nội dung: Khắc họa rõ nét bức chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều; ca ngợi vẻ đẹp tài sắc và dự cảm về số |phận của nhân vật; thể hiện cảm hứng nhân văn ở ngòi bút Nguyễn Du.
– Giá trị nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con người.
b. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
– Vị trí: Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
– Giá trị nội dung: Đoạn trích đã miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong sáng và lễ hội xuân và tưng bừng náo nhiệt
– Giá trị nghệ thuật: Bút pháp miêu tả cảnh thiên nhiên; tả cảnh ngụ tình; Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình; Sự thay đổi nhịp điệu phù hợp với khung cảnh và tâm trạng của con người;
c. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
– Vị trí: Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
– Giá trị nội dung: Miêu tả cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng thương cùng nỗi nhớ người thân; tấm lòng thủy chung hiếu thảo, vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Miêu tả nội tâm;
+ Tả cảnh ngụ tình;
+ Ngôn ngữ độc thoại;
– Các biện pháp tu từ: điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ, các từ láy gợi tả.
🔻 Xem thêm:
- Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Cảm nhận khung cảnh ngày xuân trong 2 đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều” qua các trích đoạn đã học.
- Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích