[Học văn 9] “Xứ sở của cái Đẹp” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
– Trích dẫn ý kiến
II.Thân bài
1. Giải thích khái quát vấn đề
– Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người.
– Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức.
+ Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác… mà nhà văn mang tới cho người đọc.
+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện…
=> Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời.
Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.
2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận
a. Xứ sở của cái đẹp trong “Đoàn thuyền đánh cá” được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :
- Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long :
– Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng.
– Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị
– Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người
– Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, …(Lấy được dẫn chứng, phân tích)
Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến.
- Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người:
– Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước.
– Tâm hồn phơi phới lạc quan.
– Lao động đạt kết quả tốt đẹp.
– Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn. (Lấy được dẫn chứng, phân tích)
Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp
b. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện:
– Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài..
– Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, … góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt…
– Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ…
– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ…nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp
III. Kết bài:
– Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống.
– Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.
– Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.
Chủ đề:chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp, chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người, khám phá xứ sở cái đẹp'' qua bài thơ đoàn thuyền đánh cá, khám phá xứ sở cái đẹp'' qua bài thơ sang thu, là đưa ánh sáng vào trái tim con người, Nhà, Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp, Niềm vui của nhà, Phải chăng thiên chức của nhà, Thiên chức sáng tạo của nhà, Xứ sở cái đẹp'' qua bài Đoàn thuyền đánh cá