[HỌC VĂN 9] Tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
Đề bài:
“Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người”
(Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” – NXB Văn học 1969)
Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I).
1/ Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
2/ Thân bài:
a/ Tinh thần nhân đạo – tình yêu thương con người Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương:
– Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:
– Là một người vợ: Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực.( d/c)
– Là một người con: Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con hiếu thảo. (d/c)
– Đối với con: Là người mẹ tốt giàu lòng yêu thương con…
– Là một người phụ nữ: Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha. ( d/c)
b/ Tinh thần nhân đạo – tình yêu thương con người: thể hiện ở thái độ cảm thông đau xót:
– Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc.
– Nàng Vũ có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
– Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ.
– Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng ..mà người chồng vẫn không động lòng. (d/c)
Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (d/c).
c/ Tinh thần nhân đạo – tình yêu thương con người được thể hiện qua thái độ lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
– Chiến tranh phong kiến phi nghĩa
– Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, 2 đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu.
d/ Tinh thần nhân đạo – lòng yêu thương con người:
Là khát vọng và ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của con người đặc biệt là người phụ nữ . Khát vọng hạnh phúc của con người: Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
e/Tinh thần nhân đạo của truyện còn thể hiện ở bài học nhân sinh sâu sắc mà Nguyễn Dữ muốn gửi đến bạn đọc muôn đời:
Bài học giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có hạnh phúc đã là sự may mắn nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng biết tính của nhau thì bi kịch sớm muộn cũng xảy ra. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc.
3/ Kết bài:
– Khẳng định vấn đề nghị luận.
🔻 Xem thêm:
- Phân tích nỗi oan Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Phân tích nghĩa chi tiết nghệ thuật chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Số phận bất hạnh của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Kể lại câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Chủ đề:Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo, Giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương là gì, Giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều, Giá trị nhân đạo trong Truyền kì mạn lục, Giải thích nhận định cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo, Phận tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Tinh thần nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương, Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người