[Học văn 9] Hình tượng người lính qua bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Đề bài: Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật).
- Mở bài: giới thiệu 2 tác giả , 2 tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Thân bài :
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong hai tác phẩm
- Cảm nhận nét giống nhau về hình tượng người lính của hai tác phẩm:
+ Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước. Sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên họ có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc, được giác ngộ sâu sắc lí tưởng cách mạng.
+ Trong chiến đấu họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất của người chiến sĩ được tôi luyện trong kháng chiến. Giữa họ có những tình cảm tốt đẹp, bền chặt của tình đồng chí, đồng đội. Đó là những nét bản chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
- Nét đặc sắc riêng:
– Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu:
Nội dung:
– Người lính trong buổi đầu chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dân nghèo ở những miền quê khác nhau. Tác phẩm lí giải tình đồng chí, đồng đội nảy sinh trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gian khó, thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng tha thiết.
Nghệ thuật:
– Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, sử dụng cấu trúc song hành. Tác phẩm có nhiều chi tiết phản ánh hiện thực mà vẫn đậm chất lãng mạn.
– Tác phẩm:” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Nội dung:
– Những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ ác liệt. Bài thơ làm nổi bật tư thế hiện ngang, tinh thần dũng cảm chấp nhận những khó khăn với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe . Họ có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư lạc quan, hồn nhiên sôi nổi. Cả tập thể chiến sĩ lái xe coi nhau như một gia đình.
Nghệ thuật:
– Bài thơ đậm chất văn xuôi mà vẫn rất thơ, tạo nên một lối thơ mới giàu hiện thực, trẻ trung. Nhà thơ xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính là một nét đặc sắc để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người chiến sĩ lái xe.
- Nguyên nhân có sự khác nhau: Do hoàn cảnh lịch sử chi phối cách phản ánh cuộc sống chiến tranh, đồng thời do cách cảm nhận và tài năng thể hiện ở mỗi nhà thơ cũng như sự đòi hỏi sáng tạo của văn học. Tuy nhiên giữa hai thế hệ người chiến sĩ vẫn có tính nối tiếp và kế thừa.
b. Từ cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ, học sinh có thể liên hệ tới Đại tướng Võ Nguyên Gíap đã lành đạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và hình tượng người lính ngày nay: Những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc…..
3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Chủ đề:Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ tiểu đội xe không kính, Hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính, So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính và ảnh trăng, So sánh hình ảnh người lính trong Đồng chí và Ánh trăng, Sự giống và khác nhau giữa bài Đồng chí và tiểu đội xe không kính, Viết đoạn văn cảm nhận về người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính