[Học văn 8] Chiếc lá cuối cùng – O Hen – ri
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
I. Tìm hiểu chung
- Tác giả : O Hen – ri
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: đoạn trích nằm ở phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
– Tìm hiểu chú thích
– Tóm tắt
– Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả
– Bố cục:
+ Từ đầu à mái hiên thấp kiểu Hà Lan: Giôn – xi chờ đợi cái chết trong tuyệt vọng.
+ Tiếp à hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na- plơ: Giôn – xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. (Sự hồi sinh của GX)
+ Còn lại: Bí mật chiếc lá cuối cùng.
II. Phân tích
- Diễn biến tâm trạng của Giôn – xi
– Giôn – xi là một họa sĩ trẻ, cô bị mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh nghèo túng và bệnh tật đã khiến cho Giôn – xi bi quan, tuyệt vọng. Cô mang tâm trạng yếu đuối gần như là bất lực trước bệnh tật. Cô đã phó mặc sự sống của mình cho sự tồn tại của một chiếc lá trên thân leo già cỗi, khi chiếc lá rụng xuống cũng là lúc cô lìa bỏ cõi đời. Cô chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng buông xuôi.
– Vào buổi sáng hôm sau, Giôn – xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn đeo bám trên tường, cô ngạc nhiên nhưng rồi lại trở về với tâm trạng ban đầu.
– Lần thứ hai, khi trời vừa hửng sáng, Gion – xi lại ra lệnh cho chị Xiu kéo mành lên. Hành động đó thể hiện tâm trạng tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình.
– Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành được kéo lên, Giôn – xi phát hiện chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và khi thấy chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi lại chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt và bền bỉ, kiên cường chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, giôn – xi thấy mình thật tội lỗi và nhận ra “muốn chết là một tội”. Cô bỗng thèm ăn cháo, uống sữa và được vẽ vịnh Na – plơ.
– Chiếc lá thường xuân dũng cảm đeo bám trên tường đã hồi sinh cho Gi ôn – xi , đã đưa cô từ cõi chết trở về với cõi sống. Sự hồi sinh ấy có được là nhờ thuốc men, sự chăm sóc nhiệt thành của người bạn nhưng quan trọng hơn, ấy là sự gan góc, kiên cường của chiếc lá. Chiếc lá cuối cùng ấy đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ cho Giôn – xi, là phương thuốc màu nhiệm kì diệu. Nó như một tia lửa, một động lực giúp Gion – xi thay đổi tâm trạng, có được tình yêu cuộc sống và sức mạnh đấu tranh chiến thắng bệnh tật.
2. Nhân vật Xiu
– Xiu là một họa sĩ nghèo từ Ca – li – phor – ni – a tới , cô thuê nhà trọ và ở cùng với Gion – xi .
– Xiu là bạn thân có cùng cảnh ngộ với Gion – xi : họa sĩ nghèo, từ xa tới lập nghiệp.
– Tình yêu thương của Xiu dành cho GX được thể hiện rất rõ qua những chi tiết nói lên sự quan tâm của Xiu cho cô em gái tội nghiệp:
+ Xiu luôn có tâm trạng sợ sệt khi ngó nhìn cây thường xuân.
+ Thức cả đêm để chăm sóc cho GX
– Tuy chỉ là chị em kết nghĩa nhưng Xiu đã chăm sóc GX như em gái ruột. Cảnh ngộ của Xiu cũng đói nghèo, thiếu thốn như GX nhưng may mắn hơn là Xiu không bị bệnh. Cô luôn lo lắng, thấp thỏm trước sự bi quan, tuyệt vọng và tâm trạng chán nản của GX. Mỗi khi phải kéo mành lên theo sự ra lệnh của GX, Xiu lại miễn cưỡng làm với thái độ hết sức chán nản.
– Xiu đã dành cho GX những lời nói, cử chỉ chăm sóc ân cần. Cô nấu cháo, pha sữa cho GX, mời bác sĩ đến khám bệnh luôn động viên GX, luôn mong GX được khỏi bệnh.
– Và khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn dũng cảm đeo bám trên tường sau một đêm mưa gió dữ dội thì Xiu đã ngạc nhiên và vui sướng vô cùng vì biết GX sẽ được tiếp thêm sức mạnh.
– Tình bạn bè, lòng nhân ái, tình cảm chân thành của Xiu thật đáng quý. Nó xuất phát từ sự đồng cam cộng khổ giữa cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng cái chính là nó xuất từ tấm lòng bao dung, nhân hậu của Xiu. Cuối cùng, t/cảm trong sáng, chân thành của Xiu đã được đền đáp. Giôn- xi đã chiến thắng bệnh tật. Sự chiến thắng của Giôn- xi cũng chính là niềm vui to lớn của Xiu.
3. Cụ Bơ – men và kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”
– Cụ Bơ – men cũng là một họa sĩ nghèo. Cụ kiếm tiền bằng công việc ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác nhưng 40 năm nay chưa thực hiện được.
– Cụ Bơ – men rất yêu quý Xiu và GX. Khi biết được GX đã gắn sự sống của mình với sự tồn tại của chiếc lá thường xuân bám trên tường, cụ đã rất tức giận bởi sự yếu đuối của GX. Mỗi ngày, cụ lại đưa mắt ngắm nhìn cây thường xuân bên ngoài cửa sổ và cảm thấy lo sợ khi thấy dây thường xuân đang rụng dần hết lá.
– Và cụ đã quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo. Cụ vẽ âm thầm, lặng lẽ, không để ai biết.
– Chiếc lá chính là một kiệt tác vì:
+ Chiếc lá giống y như thật (cuống lá, rìa lá, màu sắc) đến nỗi cả Xiu và GX là những họa sĩ mà cũng không nhận ra đó chỉ là chiếc lá vẽ.
+ Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bảng màu mà còn được vẽ bởi tình yêu thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
+ Chiếc lá được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt: một đêm mưa tuyết dữ dội.
+ Chiếc lá vẽ đã cứu sống được GX. Họa sĩ già Bơ – men đã cứu được cô gái đáng thương bằng tác phẩm thực sự đầu tiên và cũng là tác phẩm cuối cùng của mình.
+ Để có được chiếc lá tuyệt diệu ấy, người sáng tạo ra nó đã phải đánh đổi cả sinh mệnh. Chiếc lá nối dài một cuộc đời và ngay sau đó lại cướp đi một cuộc sống, để lại trong lòng người đọc bao xúc động sâu xa.
– Chiếc lá còn mãi trên tường là chiếc lá của tình yêu thương, của đức hi sinh cao cả, của niềm tin thiết tha cháy bỏng đối với cuộc sống của người họa sĩ. Cụ Bơ – men trở thành người châm ngòi, người khơi nguồn làm rực lên ngọn lửa tình yêu cuộc sống vĩnh cửu cho Giôn-xi.
– Bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men đã mang đầy đủ các yếu tố của 1 kiệt tác hội hoạ.
– Nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người nghèo khổ trên đất Mỹ nói riêng, trên mọi miền trái đất nói chung.
– Nghệ thuật chân chính phải hướng tới con người và vì con người.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ – sgk