[Học văn 11,12] Nghị luận về cách chọn con đường
Nhà thơ Robert Frost(1874-1963) viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
Nhà văn Lỗ Tấn(1881-1936) lại nói: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Nêu suy nghĩ của em về hai cách chọn đường trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1.Mở bài :
Giới thiệu vấn đề và trích dẫn hai ý kiến :
Trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới thành công, nhưng quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau. Nếu nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” thì nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Vậy ta sẽ chọn cho riêng mình lối đã có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống?
2.Thân bài :
2.1.Giải thích hai ý kiến:
– Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện,
– Lối đi chưa có dấu chân người: lối đi, cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với khó khăn
– Bằng cách nói hình ảnh, hai câu nói trên nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người. Mỗi người có một lựa chọn riêng, mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
2.2.Bàn bạc,đánh giá
– Mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: đây là lối đi an toàn, nhiều thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công, đến đích sớm. Tuy nhiên con người sẽ không còn nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, tìm cơ hội chinh phục và khám phá
Lối đi không có dấu chân người: đây là lối đi, cách thức nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tao, thậm chí mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro, nhưng con người phải biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Nếu thành công, con người có niềm vui, niềm hạnh phúc của người tiên phong, người mở đầu.
– Hai ý kiến trên thực chất bổ sung cho nhau, con người sẽ có được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước, tìm lối đi an toàn, lại vừa sáng tạo kiếm tìm cái mới như một sự khởi nghiệp.
HS có thể lấy dẫn chứng để chứng minh
– Tuy nhiên, chọn lối đi người ta đi mãi thành đường không có nghĩa là bảo thủ, kì thị cái mới vùi dập tinh thần sáng tạo; chọn “lối đi chưa có dấu chân người” không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm đến thất bại một cách vô nghĩa.
2.3 . Mở rộng vấn đề: phê phán những người sống bảo thủ, dựa dẫm, không có tinh thần sáng tạo; những người liều lĩnh, mạo hiểm một cách mù quáng, không biết kế thừa kinh nghiệm, thành tựu của người đi trước, không chịu tiếp thu cái mới,….
2.4 Bài học nhận thức và hành động:
Nhận thức được tính đúng đắn trong từng quan niệm sống
Biết tôi luyện và vận dụng các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong từng tình huống cụ thể của đời sống để có được thành công.
3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Chủ đề:Con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống, Con đường phía trước là gì, Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ vấn đề nếu phía trước la một con đường, Nếu phía trước là một ngã rẽ, Nghị luận về con đường tương lai, Trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống, Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống, Viết đoạn văn về con đường phía trước