Hình ảnh con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Mở bài :
– Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa và uyên bác.Ông có sở trường về viết tuỳ bút.
– “Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tuỳ bút được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân được viết vào năm 1960, sau nhiều lần nhà văn đế Tây Bắc.
– Có thể nói: baì tuỳ bút đã miêu tả hình ảnh của sông Đà, một con sông hung bạo hiểm ác và cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Thân bài :
*Sông Đà được hiện lên là một dòng sông hung bạo và hiểm ác:
– Đầu tiên sự hiểm trở của dòng sông được nhà văn ghi lại bằng địa thế của dòng sông với “hai bên đá dựng thành vách”, lòng sông “chẹt lại như một cái yết hầu” .Và đó còn là những thác nước gầm réo muôn đời “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…”. Đặc biệt, con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá “mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo…”. Có thể nói, tiếng ghềnh thác sông Đà nghe thật ghê rợn “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …”
– Không những vậy, sông Đà còn là một dòng sông vô cùng hiểm ác. Cái hiểm ác của dòng sông được nhà văn ghi lại ở những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như dàn bày thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái “mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền”.Ở đây, Nguyễn Tuân đã rất thành công khi sử dụng một loạt các phép nhân hoá để đặc tả sự hiểm ác của dòng sông.
Từ đó, sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”.Nó hiện lên như một con thuỷ quái khổng lồ vừa nham hiểm và hung dữ, vừa khôn ngoan mưu trí.
* Bên cạnh sự hung bạo- hiểm ác, sông Đà còn là một dòng sông thơ mộng – hiền hoà:
– Trước hết, vẻ thơ mộng của dòng sông được nhà văn so sánh như hình ảnh của một người thiếu nữ Tây Bắc vừa kiều diễm, vừa hoang dại, man sơ : “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo và khói Mèo đốt nương xuân”; hay “Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn , vạn vạn sải…”.
– Cùng với hình dáng của dòng sông mềm mại, tha thướt là màu nước của dòng sông cũng thay đổi theo mùa: Mùa xuân, nước sông Đà xanh màu ngọc bích. Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”.
– Không chỉ thơ mộng, sông Đà còn hiện lên trong cảm nhận của nhà văn là một con sông rất đôĩ hiền hoà.Có những quãng ven sông “lặng tờ”,“bờ sông hoang dại như bờ tiền sử.Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.Nét hiền hoà ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, say đắm lòng người.Hai bên bờ sông, tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu với “ nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa…đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi..”
Quả thật, sông Đà thật mỹ lệ, gợi cảm hứng nghệ thuật , gợi cảm xúc cho những ai một lần biết đến.Vẻ đẹp của sông Đà vừa Đường thi -cổ điển, vừa hiện đại- trữ tình.
Kết bài :
–Tóm lại, bằng trí tưởng tượng phong phú; óc tạo hình và khả năng quan sát kỹ lưỡng và chính xác; ngôn ngữ điêu luyện…Nguyễn Tuân đã cung cấp những kiến thức rất phong phú cho chúng ta về một dòng sông nổi tiếng của mảnh đất Tây Bắc . Đó là một dòng sông có cá tính như một cố nhân “lắm bệnh, nhiều chứng” với những ai một lần gặp gỡ.
– Sông Đà nói chung, và “Người lái đò sông Đà” chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi Tổ quốc giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta.
Chủ đề:3 trùng vi thạch trận trên sông Đà, Cảm nhận về hình tượng con sông Đà, Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà, con sông đà gợi cảm... đã có lần tôi nhìn sông đà như một cố nhân, Dàn ý hình tượng con sông Đà, Người lái đò sông Đà, Nhận xét về hình tượng sông Đà, Ý nghĩa hình tượng người lái đò sông Đà