Chất thơ trong bài kí “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
I. MỞ BÀI
– Giới thiệu tác giả, văn bản.
– Nêu vấn đề nghị luận.
Thanh Tịnh- nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn bản “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941 của ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhàng êm dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.
II . Thân bài:
- Giải thích
– Chất trữ tình thường xuất hiện trong các văn bản trữ tình: thơ, tùy bút, bút kí, đó là thế giới của cảm xúc.
– Thanh Tịnh đã rất đặc biệt khi để cho tác phẩm văn xuôi đẫm chất trữ tình. Mang đến một phong cách riêng hết sức độc đáo. Ông kéo gần khoảng cách giữa thơ và văn xuôi.
– Chất trữ tình được thể hiện ở nhiều phương diện
+ Cảm xúc của nhân vật ( của tác giả)
+ Chất trữ tình còn ở những hình ảnh đẹp, ở việc lựa chọn sử dụng biện pháp tu từ
+ Chất trữ tình, chất thơ còn xuất hiện ở đề tài, ở giọng điệu
Nhà văn đã bộc lộ phong cách rõ nét qua văn bản “ tôi đi học”. Một tác phẩm thấm đẫm chất thơ.
2. Chứng minh:
a. Nhà văn Thanh Tịnh đã tạo dựng bối cảnh mùa thu – mùa tựu trường để khơi nguồn cảm xúc.
Bức tranh thiên nhiên:
+ Lá ngoài đường rụng nhiều bởi mùa thu, mùa lá vàng tạo thành thảm trên mặt đất.
+ Trên bầu trời: mây trắng bồng bềnh, mây bàng bạc
Tiết trời vào thu mát mẻ, ko gay gắt như nắng hạ, chẳng lạnh lẽo như đông về khiến cho lòng người chứa chan cảm xúc.
– Cảnh sinh hoạt: tác giả thấy những em bé rụt rè núp dưới nón mẹ, lần đầu tiên đi đến trường. Tác giả tưởng như đó là hình ảnh của mình tuổi ấu thơ. Bởi ai cũng có một thời cắp sách đến trường, một thời tuổi hoa ngây thơ, trong sáng và vụng dại.
Nhà văn đã dẫn dắt người đọc đồng điệu với cảm xúc của mình khi thu sang, mùa tựu trường đến.
b. Chất trữ tình biểu lộ ở cảm xúc của nhân vật “ tôi” trong buổi đến trường đầu tiên.
* Trên đường đến trường
– Nhân vật “ tôi” có sự xốn xang trong lòng: đi trên con đường làng quen thuộc , nhân vật “ tôi” cảm thấy hôm nay rất lạ bởi hôm nay tôi đi học buổi đầu tiên của cuộc đời.
– Nhân vật “ tôi” có sự thay dổi theo hướng tích cực
+ Không đi thả diều, lội sông như chúng bạn
+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen.
– Nhân vật “ tôi” háo hức, thèm được giống chúng bạn, trao sách vở cho nhau.
– Nhân vật tôi ngây thơ, trong sáng khi nghĩ rằng chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Nhưng ý nghĩ đó ko ở lại lâu mà chỉ thoảng qua như làn mây lướt trên đỉnh núi
* Nhân vật “tôi’ đến trường, ở sân trường Mĩ Lí
– Trường đông người như ngày hội. Ai cũng vui tươi bởi đây là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
– Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp
– Cậu bé đến một không gian mới: từ nhà đến trường, lại gặp những người xa lạ…lo sợ vẩn vơ.
– Thấy những học trò mới cũng bỡ ngỡ giống mình . Nhân vật “ tôi” sợ phải rời xa mẹ.
– Nghe tiếng trống mà vang dội cả lòng…
– Thấy các bạn nhỏ thút thít cũng khóc theo. Khi xa mẹ, cặp mắt nhìn theo lưu luyến.
* Vào trong lớp học
– Ngỡ ngàng thấy nhiều điều lạ
+ Mùi hương lạ, bàn ghế, bạn bè
+ Nhưng ngay sau đó đã có phần tự tin
+ lạm nhận bàn ghế là của mình
+ Bạn chưa quen nhưng cũng ko thấy xa lạ
Tâm trạng của nhân vật “ tôi”hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ…cậu bé đã để lại những dư vị ngọt ngào đáng yêu để bất cứ ai cũng liên tưởng đến chính mình.
c.Chất trữ tình được phô diễn qua những câu văn so sánh đặc sắc
– Tôi quên thế nào được …
– Họ như con chim…
– Trường Mĩ Lí xinh xắn…
è Trong tác phẩm, nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh làm cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn. Thông thường trong thơ người ta mới sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, các biện pháp tu từ. Ở đây Thanh Tịnh đã mang đến sự hấp dẫn bởi những hình ảnh như: “những bông hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” bộc lộ sự vui sướng hân hoan của tâm hồn trong sáng. Hay hình ảnh loài vật đáng yêu “con chim con đứng bên bờ tổ, muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ” đã diễn tả sức hút của nhà trường và khát khao khám phá của lũ học trò. Ta cũng ko thể quên hình ảnh đối chiếu với trường Mĩ Lí như cái đình làng Hòa ấp xinh xắn oai nghiêm, giới thiệu mái nhà thứ 2 của học trò và cũng là môi trường đòi hỏi hs phải nghiêm túc.
d. Các nhân vật trong truyện dẫu chỉ là nhân vật phụ nhưng hiện lên hết sức gần gũi và tình cảm.
– Ông đốc nhân hậu, hiền từ, nói với học sinh bằng giọng nói nhẹ nhàng. Học trò khóc, ông đốc là người động viên “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa”.
– Thầy giáo trẻ đón học sinh bằng nụ cười thân thiện
– Phụ huynh hiện diện ở đây là những người mẹ chăm chút, quan tâm đến con từng li, từng tí. Bàn tay mẹ dắt con đến trường đầy âu yếm lại cũng là bàn tay ấy cầm hộ bút, thước cho con. Bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con lên phía trước như động viên con vào lớp. Và thật tình cảm khi bàn tay mẹ nhẹ vuốt mái tóc con.
=> Họ đều là những người tốt, yêu con trẻ. Ai cũng có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với trẻ thơ. Những nhân vật phụ cũng làm cho ta ấm lòng khi dành tâm huyết của mình cho thế hệ tương lai.
e. Một yếu tố nữa tạo nên chất trữ tình chính là sự phối hợp các phương thức biểu đạt
– Là truyện ngắn nên phương thức biểu đạt chính là tự sự
+ Tác giả đi từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng
+ Theo dòng cảm xúc của nhân vật “ tôi” lại là trình tự thời gian xen lẫn không gian, gợi được hình dung dễ dàng chon người đọc.
Yếu tố miêu tả hỗ trợ đắc lực cho tự sự
+ Miêu tả thời tiết của buổi đến trường “buổi mai hôm ấy…gió lạnh”
+ Miêu tả con đường làng dài và hẹp
+ Miêu tả tiếng trống trường làm nhân vật tôi vang dội cả lòng
– Biểu cảm được lồng trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật “ tôi”: hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ…
g. Thanh Tịnh đã tạo ra chất trữ tình nhờ những câu văn dài, chia nhiều vế. Nó như dòng cảm xúc thiết tha, dạt dào, tuôn mãi.” Hàng năm…quang đãng”. Hay “buổi mai hôm ấy…dài và hẹp”
III. Kết bài
Khẳng định” tôi đi học” là 1 truyện ngắn đậm chất trữ tình. Chất thơ của văn bản ngấm vào hồn ta như đang thưởng thức vị ngọt ngào của trái táo-> Cảm ơn Thanh Tịnh khi đã sáng tạo cho mình một phong cách riêng để mang đến sự hấp dẫn cho độc giả.
Liên hệ bản thân: Nhân vật “ tôi” trong buổi đến trường đầu tiên đã khiến cho em nhớ đến những kỷ niệm của chính mình.