Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Mùa xuân nho nhỏ”
Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
I/ Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ
– Trích thơ
II/ Thân bài
1/ Khái quát chung
– Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
– Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam. Thơ của Thanh Hải có ngôn ngữ trong sáng, giàu âm điệu nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng đọng. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước.
– Nhận xét: Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của con người Việt Nam với tình yêu cuộc sống, sống có ích cho đời.
2/ Phân tích
a/ Phân tích khổ thơ bài Đoàn thuyền đánh cá:
– Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
+ Hai tiếng “thuyền ta” vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột, làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động, ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình.
+ Trong không khí hào hứng, phấn khởi, say mê, người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn, khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở nên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao.
+ Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như “lướt” giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ “lướt” diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.
Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
– Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về tính chất quyết liệt của nó:
“Ra đầu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
+ Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ, thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để “dò bụng biển”.
+ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành “bụng biển”. Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.
+ Bằng một loạt động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.
b/ Phân tích khổ thơ bài “Mùa xuân nhỏ nhỏ”
– Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi.
Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
– Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, đằm thắm.
c/ Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ:
Tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện vẻ đẹp của con người : đó là những con người với khí thế lao động hăng say, với tầm vóc lớn lao kì vĩ trong công cuộc lao động dựng xây đất nước; đó là những con người với mơ ước được hoá thân, được cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho đời. Qua đó, tác giả cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.
III/ Kết bài:
Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên.
🔻 Xem thêm:
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- Cảm nhận khổ 3,4,5 bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (chi tiết)
- Cảm nhận về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- Cảm nhận về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Phân tích khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Tình yêu cuộc sống và ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”
- “Mùa xuân nho nhỏ” – điều mới mẻ, lời nhắn nhủ mà nhà thơ góp vào đời sống chung
Chủ đề:Bài học rút ra từ bài Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ giống bài Đoàn thuyền đánh cá, Đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá, Liên hệ Đoàn thuyền đánh cá và quê hương, So sánh Đoàn thuyền đánh cá và Mùa xuân nho nhỏ, So sánh Đoàn thuyền đánh cá và sang Thu, Vẻ đẹp của người dân chài trong bài Đoàn thuyền đánh cá, Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá