Cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
1.Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà Nêu vấn đề cần nghị luận đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” tập trung miêu tả cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu.
Mở bài mẫu
“Tấm lòng của người cha là món quà tuyệt tác của tạo hóa”
(Abbe Pvevost)
Tình phụ tử từ lâu đã trở thành nguồn đề tài chưa bao giờ vơi cạn đối với văn chương. Viết về tình cảm thiêng liêng cao quý ấy, mỗi nhà thơ, nhà văn đều có những cách cảm nhận riêng, độc đáo. Ta sao quên được cái tình của người cha lão Hạc lúc nào cũng day dứt “vì chưa làm tròn trách nhiệm của người cha” trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Ta lại thấm thía vô cùng lời cha nói với con, mộc mạc mà sâu sắc trong tiếng thơ của Y Phương…Cũng viết về đề tài ấy, với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng – nhà văn của mảnh đất Nam Bộ kiên cường, bất khuất | thì trái tim ta lại thổn thức, rưng rưng trước một tình phụ tử ngọt ngào, bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
2. Thân bài:
* Khái quát:
– Vị trí đoạn trích: phần giữa của truyện
– Hoàn cảnh, tình huống truyện thể hiện tình cảm cha con sâu sắc:
+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, sau tám năm xa cách trở về, bé Thu không chịu nhận cha, đến lúc ông Sáu phải ra đi em mới nhận cha và bộc lộ tình cảm thắm thiết.
+ Ở chiến khu, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào làm cây lược ngà tặng cho con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao lại món quà ấy cho con gái.
* Tình cha con ông Sáu:
– Tình cảm của bé Thu với cha:
Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày ông Sáu mới về thăm nhà:
+ Không nhận ông Sáu là ba: Nghe gọi con bé giật mình. Nó ngơ ngác lạ lùng…Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt…mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên Má! Má!; nói trồng; không chịu nhờ chắt nước nồi cơm; gọi ba là người ta…
+ Tiếp tục xa lánh, phản ứng với ông Sáu: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa soi vào chén, để rồi bất thần hắt cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm…
Thái độ hành động của Thu trong buổi chia tay:
+ Nhận ba: Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến nó bỗng kêu thét lên: Ba…a…a…ba!
+ Những cử chỉ, hành động: chạy xô tới, nhảy thót lên, ôm chặt lấy ba; hôn tóc, hôn cổ, hôn vai…dang hai chân câu chặt lấy ba; đôi vai nhỏ bé của nó run run…
– Tình cảm của ông Sáu với con:
Trong đợt nghỉ phép:
+ hụt hẫng, buồn, đau khổ khi thấy con sợ hãi và bỏ chạy
+ kiên nhẫn để được gần con và vỗ về con
+ chỉ mong con gọi mình một tiếng ba
+ tâm trạng đau khổ, bất lực trước hành động trong bữa cơm chiều của bé Thu
+ sung sướng, hạnh phúc đến tột cùng khi nghe Thu thét gọi Ba…a…a…ba!
Khi trở lại chiến trường:
+ nhớ và cả sự ân hận vì mình đã trót đánh con
+ say sưa tỉ mẩn làm chiếc lược ngà
+ khắc dòng chữ trong nỗi nhớ con: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
+ trước khi trút hơi thở cuối cùng hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được trong trái tim của nhân vật ông Sáu.
*Tình đồng chí đồng đội giữa ông Sáu và bác Ba:
– Gắn bó trong cuộc sống và cùng chiến đấu bên nhau trong tình đồng chí, đồng đội
– Cùng sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn với nhau
– Bác Ba đã hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của ông Sáu
– Tình cảm mới rất đẹp (tình cha con giữa bác Ba và bé Thu)
Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa ông chưa một lần được chải tóc cho con. Người kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những người đồng đội – họ chiến đấu bên nhau, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc; đồng cảm, sẻ chia mọi niềm vui nỗi buồn với nhau. Cho nên sau này, khi trao tận tay Thu chiếc lược, giữa Thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như tình cha con. Đây có lẽ là cái kết đẹp cho sức sống lan tỏa của tình yêu thương trong mỗi một con người.
*Nghệ thuật của đoạn trích:
– Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích “Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
– Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh chiến tranh nên vẫn đảm bảo tính hợp lí.
– Truyện được trần thuật theo lời của bác Ba vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện. Do đó người kể chuyện chủ động điều chỉnh được nhịp kể để tạo sự hài hoà giữa các sự việc.
– Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
– Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ…
*Nâng cao:
– Mở rộng liên tưởng đến các nhân vật khác cùng đề tài của truyện “Chiếc lược ngà”
– Vận dụng kiến thức lí luận văn học để nhận xét, đánh giá
3. Kết bài:
– Khẳng định giá trị của tác phẩm và cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Kết bài mẫu
Có thể khẳng định rằng “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng về tình cha con thắm thiết, sâu nặng. Truyện gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao con người, bao gia đình. Chiến tranh có thể tàn phá mọi thứ song nó không thể nào tàn phá nổi mà chỉ làm đẹp thêm mọi thứ tình cảm của con người. Từ đó mỗi chúng ta cần trân trọng hơn nữa tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình đặc biệt là tình yêu thương của mỗi con người trong cuộc sống.
🔻 Xem thêm:
- Suy nghĩ về tình cảm sâu nặng và cao đẹp ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng
- Phân tích nhân vật ông Sáu qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng
- Tình cảm cha con trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà”
- Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong “Chiếc lược ngà”
Chủ đề:cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà (dàn ý chi tiết), Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà đến lúc chia tay, cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà từ: tôi hãy con nhớ đến nhắm mắt đi xuôi, Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích Chiếc lược ngà, Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà ngắn, Nghị luận về tác phẩm Chiếc lược ngà ngắn nhất, Viết bài văn về Chiếc lược ngà, Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà