Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Đề bài:“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.
(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)
Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn làm bài
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
– Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.
– Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.
Tác phẩm:
– Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.
– Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.
– Nhận định: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.
2. Phân tích, chứng minh
– Nhận xét đã khẳng định giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài Sang thu.
2.1. Giá trị nội dung
a. Khoảnh khắc giao mùa
* Tín hiệu mùa thu
– Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.
+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường.
+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.
– Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.
– Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.
* Cảm xúc của nhà thơ
– Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ đắm say:
+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên.
+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.
+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc.
=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.
b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu
* Hai câu đầu:
– Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:
+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.
+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã.
* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh
– Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời.
– Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.
c. Những biến chuyển của thiên nhiên & suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:
– Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình:
+ Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên -> biểu hiện của sự giao mùa.
+ “Mưa”, “nắng”: Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn.
+ Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn.
– Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:
+ Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời.
+ “hàng cây đứng tuổi”: gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.
=> Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trước mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.
2.2. Nghệ thuật
– Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
– Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
– Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
– Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ – thu
3. Đánh giá chung:
Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Cảm nhận khổ đầu bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh
- Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời qua bài thơ “Sang thu”
- Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”
- Phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
- Cảm nhận về khổ thơ thứ hai bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Cảm nhận về khổ thơ thứ ba bài “Sang thu”
- “Xứ xở của cái đẹp” trong bài “Sang thu”.
Chủ đề:Bài thơ Sang thu, cảm nhận bài thơ sang thu: khổ 1, Cảm nhận của em về bài Sang thu ngắn gọn, Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu Văn 9, Cảm nhận Sang thu, Cảm nhận về thời khắc Sang thu ở quê hương em, Sang thu - Hữu Thỉnh, Tâm trạng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu, Viết bài văn Sang thu