Cách làm Nghị luận văn học phân tích thơ
Vài trò các phần
MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
KẾT BÀI
Nhìn lại vấn đề, nêu cảm nhận.
VẤN ĐỀ CHUNG
Giải thích khái niệm, đưa ra kiến thức phục vụ yêu cầu của đề.
ĐÁNH GIÁ
Thực hiện yêu cầu nhận xét, đánh giá của đề, mở rộng, liên hệ, so sánh.
MỞ BÀI
Những điều cần đạt
– Giới thiệu về tác giả;
– Giới thiệu về tác phẩm;
– Giới thiệu về yêu cầu của đề bài.
Cách thức
– Mở bài trực tiếp
– Mở bài có dẫn dắt
NHỮNG VÍ DỤ VỀ MỞ BÀI SANG THU
Cách thức mở bài: trực tiếp
Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ thể hiện những suy ngẫm về cuộc chiến tranh và người lính, nhà thơ có những thi phẩm xinh xắn về vẻ đẹp quê hương. Sang thu là một trong những tác phẩm như vậy. Bài thơ là cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên trong giây phút giao mùa giữa hạ sang thu. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua hai khổ thơ cuối của bài thơ.
Cách thức mở bài: có dẫn dắt
Có những điều chỉ nói được bằng thơ. Điều đó thật đúng với bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ chỉ ra cho ta những bước chân tưởng vô hình, mơ hồ của thời gian từ hạ sang thu và theo đó là những xao động khẽ khàng của tâm hồn bén nhạy. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua hai khổ thơ cuối của bài thơ.
Thu là thi hứng muôn đời của thi nhân. Không ai quên được bức họa mùa thu trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến; một chiều thu thơ mộng trong Thơ duyên của Xuân Diệu; một sáng thu “chớm lạnh trong lòng Hà Nội” trong Đất Nước của Nguyễn Đình Thi. Trong số những thi phẩm về thu ấy, không thể và không nỡ quên một bài thơ rất xinh xắn, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trong giây phút giao mùa giữa hạ sang thu. Đó là bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ được sáng tác vào mùa thu 1977. Hai khổ cuối của bài thơ đã tạo nên những xúc cảm sâu lắng cho người đọc.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Cách thức mở bài: trực tiếp
Khi thực hiện chuyến đi thực tế ở vùng biển, vùng mỏ Quảng Ninh, hẳn nhà thơ Huy Cận không thể ngờ mình sẽ được mảnh đất ấy gửi vào túi thơ một thi phẩm đặc sắc, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ đánh dấu sự trở lại của hồn thơ Huy Cận khi nhà thơ nhận ra tinh thần hăng say lao động của người dân chài. Bàn về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, sách giáo khoa Ngữ văn 9 cho rằng “…sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.”
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Cách thức mở bài: có dẫn dắt
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nghe theo tiếng lòng “phơi phới” đó, chàng sinh viên vừa tốt nghiệp Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xung phong vào chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa vào những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Chính thực tế những năm gian khổ ấy đã tôi luyện nên một hồn thơ rất lính, rất khỏe, rất trẻ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm rất | tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Bài thơ đã cho người đọc thấy được hình ảnh của những người lính lái xe Trường Sơn, qua đó thể hiện vẻ đẹp của | thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
BẾP LỬA
Cách thức mở bài: có dẫn dắt
Hình tượng là cách thức phản ánh hiện thực rất đặc trưng của nghệ thuật, khiến nghệ thuật có được sức sống riêng. Bên cạnh những hình tượng nghệ thuật là con người, văn học còn sáng tạo ra một thế giới hình tượng là đồ vật, sự vật, con vật,… có sức lan tỏa và khơi gợi sâu sắc. Hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Bằng Việt là một trong những hình tượng có sức ám ảnh như thế. Hình tượng ấy xuyên suốt cả bài thơ và gợi ra cho người đọc những thông điệp sâu sắc và đầy ý nghĩa.
KẾT BÀI
– Nhìn lại vấn đề
– Nếu cảm nhận của bản thân
– Có thể tương đồng với mở bài
NHỮNG VÍ DỤ VỀ KẾT BÀI SANG THU
Hữu Thỉnh đã trao cho mỗi chúng ta một “đôi mắt xanh non, biếc rờn” để nhìn và khám phá vẻ đẹp của cuộc đời. Sang thu mãi đọng lại cho mỗi chúng ta về những chuyển biến bén nhạy của cả thiên nhiên đất trời và lòng người. Sống trong cuộc đời, rất cần những xúc động, những xao xuyến như thế.
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Chiến tranh đi qua đã gần nửa thế kỷ. Nhưng những vần thơ tươi rói nhiệt huyết một thời trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí người đọc. Những vần thơ không chỉ cho ta hiểu về vẻ đẹp một thời mà còn là những vẻ đẹp trường tồn qua năm tháng.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Gấp lại trang thơ, trong lòng người đọc vẫn vang ngân khúc ca lao động của người dân chài trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Vùng biển, vùng mỏ Quảng Ninh đã trao cho người thi sĩ một cảm hứng thơ dạt dào, để rồi người thi sĩ lại trao lại cho đời một tiếng thơ thật khỏe khoắn, thật tự hào về vẻ đẹp của con người giữa thiên nhiên vũ trụ. Phải chăng đó là lý do để cuộc đời cần những người nghệ sĩ như “con ong hút một” như thế?
BẾP LỬA
Bằng Việt dường như đã khiến mỗi người đọc chợt sực tỉnh về một bếp lửa, một người bà thân thương, một điểm tựa tinh thần của riêng mình. Để rồi dù sau này ta có đi muôn nơi vạn nẻo, ta lại bồi hồi xúc động tự nhắc nhở mình về một giá trị đáng để “ấp iu”, “nồng đượm”, về một mái ấm gia đình nơi đã trao cho ta một ngọn lửa không bao giờ nguội tắt…
ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CHUNG
– Giải thích những khái niệm được nhắc đến ở đề bài.
– Đưa ra những kiến thức về tác giả, tác phẩm phục vụ cho yêu cầu của đề.
NHỮNG VÍ DỤ VỀ ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHUNG
SANG THU
Đoạn văn giới thiệu vấn đề chung
Gia nhập quân đội vào năm 1963, Hữu Thỉnh có cái nhìn sâu sắc về cuộc chiến tranh. Nhưng không vì thế, Hữu Thỉnh mất đi cái nhìn tinh tế bén nhạy về vẻ đẹp đời sống. Bài thơ Sang thu được sáng tác năm 1977, hai năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thành công. Bài thơ ghi lại những cảm xúc chân thành của một người lính, khi họ rũ bỏ bụi chiến chinh để đắm mình vào những xúc động của cuộc sống hòa bình lâu lắm họ mới được trải nghiệm.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Đoạn văn giới thiệu vấn đề chung
Trước 1945, Huy Cận đã nổi lên như một trong những “chủ soái” của phong trào Thơ mới. Trong dàn hòa ca của những cái “tôi” độc đáo ấy, Huy Cận tạo một dấu ấn riêng với cảm hứng vũ trụ gắn với nỗi sầu nhân thế. Nỗi sầu ấy mạnh đến nỗi, dù Huy Cận sớm đi theo Cách mạng nhưng gần 20 năm sau, nhà thơ chưa thể tìm lại được nguồn thơ của mình.
(…) Chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh đã giúp Huy Cận đằm mình vào cuộc sống lao động hăng say của những người công nhân, và những người dân chài, hiểu được một nguồn nhựa sống dạt dào của một thời đại mới. Chuyến đi ấy đã “kích hoạt” lại hồn thơ ông, làm hồn thơ ấy nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về đất nước và công cuộc lao động mới. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được ra đời từ chuyến đi ấy thật sự là khúc tráng ca, ca ngợi thiên nhiên đất nước và ca ngợi những con người lao động thời đại mới.
Xuân Diệu từng viết “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”, còn Hoài Thanh gọi hồn thơ Huy Cận là “ảo não”. Điều đó cho thấy trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Huy Cận là nhà thơ của nỗi sầu nhân thế não nùng đến thế nào. Nỗi sầu ấy được nhà thơ gửi vào cảm hứng vũ trụ nên càng tê tái. Có lẽ vì thế, dù đến với Cách mạng từ sớm, nhưng cái “nết buồn” đã quen không dễ mà đổi đi được. Suốt gần 20 năm trời, Huy Cận hầu như không viết được bài thơ nào.
(…) Suốt gần 20 năm trời, Huy Cận hầu như không viết được bài thơ nào. Cho nên hẳn nhà thơ phải biết ơn vùng đất mỏ Quảng Ninh lắm, bởi lẽ chính tinh thần lao động hăng say của những con người nơi đây đã trả lại cho ông một hồn thơ dạt dào. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (1958) đã đánh dấu sự trở lại ấy, khi cảm hứng thiên nhiên vũ trụ quen thuộc giờ đây thống nhất với cảm hứng ca ngợi con người lao động.
BẾP LỬA
Đoạn văn giới thiệu vấn đề chung
Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và là một nhà thơ sớm thành danh. Bếp lửa là một trong những trái ngọt đầu mùa của nhà thơ. Bài thơ được viết năm 1963, khi nhà thơ đang học luật ở nước ngoài. Đây là một bài thơ rất cảm động về tình cảm bà cháu, xuất phát từ những hồi ức tuổi thơ về người bà của chính tác giả. Song song với hình tượng người bà là hình tượng bếp lửa và hai hình tượng thơ đã gắn kết và tỏa rạng trong bài thơ giản dị này.
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Đoạn văn giới thiệu vấn đề chung
Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông nổi bật lên trong dàn đồng ca ấy bởi một giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, rất tếu táo mà cũng rất sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.
ĐOẠN VĂN ĐÁNH GIÁ
– Thực hiện những yêu cầu đánh giá, nhận xét của đề bài.
– Đánh giá lại về nội dung và nghệ thuật.
– Mở rộng, liên hệ, so sánh để có cái nhìn nhiều chiều về vấn đề.
Đoạn văn đánh giá của đề bài về Sang thu
Viết về thi đề mùa thu, khi thi đề đã có quá nhiều tác phẩm xuất sắc, người lính Hữu Thỉnh vẫn có được một góc nhìn riêng, độc đáo, thú vị. Hữu Thỉnh không chỉ viết về một mùa thu đã thành hình, một mùa thu đã trọn vẹn, đã hiện diện mà nhà thơ khám phá ra bước đi của thời gian qua giây phút chuyển giao giữa hạ sang thu. Bài thơ chỉ gồm ba khổ thơ năm chữ thật xinh xắn, hình ảnh thơ giản dị, thân thuộc nhưng rất giàu liên tưởng.
(…) Mạch thơ đi từ bước đi của mùa thu thiên nhiên đến bước đi của đời người, của đất nước, dân tộc. Tất cả tạo nên một bài thơ nhỏ nhưng thật sự có sức vang vọng. Bài thơ cũng khiến ta liên tưởng đến những bài thơ cũng có mạch cảm xúc theo trình tự thời gian như bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
(…) Với Ánh trăng, thái độ tình cảm của người lính với vầng trăng cũng đã thay đổi theo thời gian. Nếu thuở nhỏ và thuở chiến tranh người lính coi trăng như tri kỉ, khăng khăng lòng tự dặn lòng không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” thì đến khi hòa bình, ánh điện của gương của đời sống vật chất đã khiến cho người lính lãng quên trăng, lãng quên ánh sáng của thiên nhiên hồn hậu.
(…) Chỉ cho đến khi đèn điện tắt, theo phản xạ, người lính bật tung cửa sổ tìm ánh sáng và đột ngột gặp lại vầng trăng xưa. Sự tròn vành vạnh không hao khuyết và sự im lặng không một lời trách cứ đã khiến người lính trở về một miền kí ức, trở về một thuở tốt đẹp của chính mình, trở về với ánh sáng của lương tâm mình. Có thể nói, cả Sang thu và Ánh trăng đều là những bài thơ có mạch cảm xúc vận động theo thời gian rất tiêu biểu.
Đoạn đánh giá của đề bài về Đoàn thuyền đánh cá
Với Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận đã thực sự “đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, “đi từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người” (mượn chữ Chế Lan Viên). Với hành trình tâm hồn đó, cảm hứng vũ trụ thuộc về phong cách thơ Huy Cận đã có sự thay đổi trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Nếu trước đó, trong thơ Huy Cận, vũ trụ lạnh giá, cô đơn trong cảm nhận của cái “tôi” cá nhân thì sau đó, vũ trụ rộng lớn mà gần gũi, ấm áp.
Đoạn đánh giá của đề bài về Bếp lửa
Bài thơ giản dị mà có sức vang vọng lớn. Bài thơ dạy mỗi chúng ta biết trân trọng những giá trị cội nguồn như gia đình, quê hương. Bài thơ cũng cho chúng ta hiểu sâu sắc về những giá trị bé nhỏ, giản dị, bình thường, đời thường mà không hề tầm thường của cuộc sống. Người bà và bếp lửa trong bài thơ là những giá trị như thế. Đó là những điều thầm lặng, lặn sâu trong cuộc sống, nhưng nếu không có những điều đó, sẽ không thể có những anh hùng, những chiến công, những chiến thắng thần thánh của dân tộc này.
(…) Bà và bếp lửa là biểu trưng cho mạch ngầm của sự sống. Chừng nào mạch ngầm ấy còn bất diệt chừng ấy sức sống của dân tộc này còn tỏa rạng mãnh liệt. Bài thơ nói với ta tất cả những điều đó bằng một ngôn ngữ thơ giàu liên tưởng và giàu biểu cảm, đặc biệt là bằng hình tượng bếp lửa. Thậm chí cả bài thơ là giọng của lửa với những khổ thơ dài ngắn khác nhau như ngọn lửa bập bùng. Tất cả đã làm nên những thành công cho bài thơ.
Đoạn đánh giá của đề bài về Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ viết về người lính đậm chất lính nhất. Phải là người sống trong cái không | khí chiến trường ác liệt, trực tiếp trải qua những giờ phút sinh tử, Phạm Tiến Duật mới viết được những câu thơ khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống, thông minh, tếu táo như thế. Cũng phải là một người nghệ sĩ dám “dấn mình” rất sâu vào không khí của thời đại, nhà thơ mới cho ta nhận ra sức mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Đó là sức mạnh của những con người có tư thế hiên ngang, kiêu hãnh.
(…) Tư thế ấy một phần được tạo nên từ sự tồn tại mãnh liệt của một dân tộc hàng nghìn năm lịch sử, một phần khác từ niềm tin vào sức mạnh của dân tộc sau Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng. Sức mạnh ấy được thể hiện rất giản dị mà vẫn ngời sáng ý chí vì độc lập tự do của những người con trai, con gái “đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép” này. Phạm Tiến Duật cho thấy ông là một “người viết sử tài hoa” về tâm hồn dân tộc mình.
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ viết về người lính đậm chất lính nhất. Phải là người sống trong cái không khí chiến trường ác liệt, trực tiếp trải qua những giờ phút sinh tử, Phạm Tiến Duật mới viết được những câu thơ khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống, thông minh, tếu táo như thế. Cũng phải là một người nghệ sĩ dám “dấn mình” rất sâu vào không khí của thời đại, nhà thơ mới cho ta nhận ra sức mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Đó là sức mạnh của những con người có tư thế hiên ngang, kiêu hãnh.
Đặc biệt, cảm giác giao mùa được tác giả miêu tả thật ấn tượng bằng một câu thơ giàu chất tạo hình một cách bất ngờ: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” Có người đã nói, thơ ca làm mới lại những điều tưởng đã quen thuộc cũ mòn trong tâm hồn ta. Điều đó rất đúng với Sang thu của Hữu Thỉnh. Trong cuộc sống, ta đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu, nhưng có bao giờ ta giật mình tự hỏi: Đâu là thời khắc để đất trời chuyển mình từ hạ sang thu? Hữu Thỉnh đã làm sống dậy trong ta cái khoảnh khắc vừa thực vừa ảo ấy. Một “đám mây mùa hạ” bồng bềnh trôi – đó là điều mà tất cả chúng ta đều bắt gặp. Nhưng để nhìn thấy, cảm thấy một sự chuyển động tinh tế, duyên dáng khi đám mây ấy “vắt nửa mình sang thu” thì phải là một tâm hồn rất đỗi nhạy cảm, rất đỗi tinh tế.
(…) Đám mây bỗng trở thành một chiếc khăn, một đầu vẫn còn đượm nắng hạ nhưng đầu kia đã thướt tha vắt ngang trên bầu trời xanh mùa thu mới. Hình ảnh thơ độc đáo nhờ cách dùng động từ “vắt”. Cách dùng này còn gợi lên dáng đẹp của bước chân thời gian đi qua ranh giới đôi mùa, vừa mềm mại nhẹ nhàng, vừa lưu luyến vấn vương. Ở đời, có lẽ mỗi người không chỉ cần dũng cảm bước qua những ranh giới, những bước ngoặt lớn lao mà còn cần phải rất tinh tế để nhận ra những ranh giới mơ hồ, khẽ khàng trong tâm hồn của mình nữa.
Đặc biệt, cảm giác giao mùa được tác giả miêu tả thật ấn tượng bằng một câu thơ giàu chất tạo hình một cách bất ngờ: “Có đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu.” Có người đã nói, thơ ca làm mới lại những điều tưởng đã quen thuộc cũ mòn trong tâm hồn ta. Điều đó rất đúng với Sang thu của Hữu | Thỉnh. Trong cuộc sống, ta đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu, nhưng có bao giờ ta giật mình tự hỏi: Đâu là thời khắc để đất trời chuyển mình từ hạ sang thu? Hữu Thỉnh đã làm sống dậy trong ta cái khoảnh khắc vừa thực vừa ảo ấy. Một “đám mây mùa hạ” bồng bềnh trôi – đó là điều mà tất cả chúng ta đều bắt gặp. Nhưng để nhìn thấy, cảm thấy một sự chuyển động tinh tế,
duyên dáng khi đám mây ấy “vắt nửa mình sang thu” thì phải là một tâm | hồn rất đỗi nhạy cảm, rất đỗi tinh tế.
Đoạn bình luận của đề bài về Bếp lửa
Hình ảnh bếp lửa càng được khắc sâu bởi cách thể hiện |độc đáo qua giọng điệu, nhịp điệu và lối trùng điệp. Đó là giọng nồng đượm của lửa, là nhịp bập bùng của lửa. Lối trùng điệp được sử dụng rất linh hoạt, biến hóa: từ lặp kiểu câu đến lặp về câu, rồi lặp từ ngữ. Tất cả tạo nên sự dạt dào, xáo động của tâm tình, tạo nên cái chờn vờn, bập |bùng, dai dẳng của ngọn lửa, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn so sánh của đề bài về Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ bắt đầu bằng một cảnh biến hoàng hôn “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”. Đề tài hoàng hôn vốn là một đề tài quen thuộc và thường gợi lên cảm hứng sầu thương. Con người trước hoàng hôn vũ trụ thường gợi buồn, gợi sầu, thường cảm thấy nhỏ bé, cô liêu trước một không gian vô thủy vô chung. Nhưng câu thơ của Huy Cận lại gợi đến một cảm hứng khác. Đó là một vẻ đẹp tráng lệ, huy hoàng, thậm chí thấm đẫm màu sắc thần thoại. Mặt trời như quả cầu lửa rực rỡ, từ từ lặn xuống mặt biển bao la và vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những con sóng chính là chiếc then cài cửa. Vũ trụ vào đêm với những động tác như của con người: tắt lửa, cài then, sập cửa.
Đoạn so sánh của đề bài về Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(…) Dường như kẻ thù ngông cuồng nghĩ có thể hủy diệt được tất cả. Vậy mà kì lạ thay, những chiếc xe ấy vẫn chạy thẳng về phía trước. Những chiếc xe ấy vẫn “lại đi, lại đị” như không gì có thể ngăn cản được. Mượn hình ảnh những chiếc xe không kính làm tứ thơ, Phạm Tiến Duật đã phát hiện ra một góc nhìn đầy thú vị về vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ.
Trước Phạm Tiến Duật, xe cộ, thuyền bè đi vào trong thơ không phải là hiếm. Nhưng những hình ảnh ấy thường được mĩ lệ hóa để tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng như bài thơ Quê hương của Tế Hanh hay Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Thế mà Phạm Tiến Duật đã đưa vào trong thơ hình ảnh của những chiếc xe với hiện thực trần trụi nhất: xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước. Tưởng không thể còn có một chiếc xe tồi tàn hơn thế, bị hủy hoại hơn thế. Điều đó tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh.