[Học văn 9] Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Lặng lẽ Sa Pa”
Đề bài: Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1/ Mở bài: Giới thiệu chung (đề tài tuổi trẻ là tương lai đất nước, hai tác phẩm đều viết về sự cống hiến của tuổi trẻ đối với đất nước trong kháng chiến chống Mỹ, nêu luận đề vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam)
2/ Thân bài: Cần nêu được các ý sau:
a) Hai nhân vật:Anh thanh niên “Lặng lẽ Sa Pa” và người lính lái xe “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có những điểm khác nhau:
– Hoàn cảnh sống khác nhau:
+Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm làm bạn với cỏ cây mây núi Sa Pa.
+Người lính lái xe Trường Sơn hàng ngày ngồi trên những chiếc xe không kính, hỏng hóc, mất mát tới trần trụi trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
– Công việc khác nhau:
+ Anh thanh niên trong mặt trận xây dựng CNXH: Làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, góp phần vào dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
+ Người lính lái xe trực tiếp đối mặt với hiểm nguy trong chiến tranh chống Mĩ, chở lương thực, vũ khí, đạn dược ra chiến trường, phục vụ chiến đấu.
b) Tuy hoàn cảnh sống và công việc khác nhau nhưng ở họ đều có những vẻ đẹp chung:
– Nhiệt tình, dũng cảm cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
+ Anh thanh niên vượt lên hoàn sống đặc biệt, nhiệt tình, say mê, yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc. (phân tích d/c)
+ Người lính lái xe Trường Sơn bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. (phân tích d/c)
– Lí tưởng sống đẹp
+ Anh thanh niên quan niệm: hạnh phúc là được sống có ích, được phục vụ Tổ quốc, nhân dân. (phân tích d/c)
+ Người lính lái xe có lí tưởng chiến đấu cao đẹp: vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (phân tích d/c)
– Đời sống nội tâm phong phú
+ Anh thanh niên cởi mở, hiếu khách, sống sôi nổi, hồn nhiên với những thú vui lành mạnh. (phân tích d/c)
+ Những người lính lái xe tinh nghịch, lạc quan, yêu đời (phân tích d/c)
c) Suy nghĩ của bản thân
– Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ: hai nhân vật đã cho thấy sự cống hiến của họ trong quá khứ để làm nên đất nước hôm nay.
– Thế kỉ XXI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhưng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại …)
– Dù ở hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn hiểu rõ: Cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích của tuổi trẻ.
– Trong thực tế có những bạn trẻ chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà quên mất phải cống hiến …
– Nét đẹp của hai nhân vật là tấm gương, là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay.
3/ Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam; thành công của hai tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.
Chủ đề:So sánh Lặng lẽ Sa Pa và Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên và phương định, Vẻ đẹp của the hệ trẻ Việt Nam qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Lặng lẽ Sa Pa, Vẻ đẹp của the hệ trẻ Việt Nam qua Những ngôi sao xa xôi và Lặng lẽ Sa Pa, Vẻ đẹp của the hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định và, Vẻ đẹp thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ qua Lặng lẽ Sa Pa và Những ngôi sao xa xôi, Vẻ đẹp the hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, vẻ đẹp trong lối sống