Phân tích tình huống trong truyện ngắn Làng – Kim Lân
– Giới thiệu tác giả, văn bản
+Tác giả: Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông am hiểu, gắn bó sâu sắc với người nông dân. Hầu hết các tác phẩm của Kim Lân đều viết về đề tài người nông dân, cảnh sinh hoạt ở làng quê.
+ Văn bản: Truyện ngắn Làng được viết và đăng báo trên tạp chí Van nghệ năm 1948- giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn nói về tình yêu làng, yêu nước của những người nông dân thời đó. Một trong những thành công của tác phẩm là nghệ thuật tạo dựng tình huống đặc sắc.
– Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
+ Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng. Giặc Pháp vào xâm lược, bất đắc dĩ ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng, say sưa khoe về làng. Ông rất tự hào về tinh thần kháng chiến của làng Chợ Dầu. Hễ ai hỏi về làng, mắt ông lại sáng lên. Không những thế, ông còn yêu nước. Ông rất hay lên phòng thông tin nghe ngóng tin tức đánh giặc của quân mình. Tình yêu làng song hành với tình yêu nước.
+ Một hôm, khi ngồi trong quán nước, ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư dưới xuôi. Cái tin ấy làm ông đau đớn, tủi hổ, thay đổi cả tâm tính và trở thành nỗi ám ảnh trong ông. Ông Hai đấu tranh tinh thần để lựa chọn: một bên là tình yêu làng- một bên là lòng yêu nước. Ông đấu tranh nội tâm, để rồi đi đến một quyết định dứt khoát mà đau đớn: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.
– Tình huống tạo nút thắt, cao trào cho tác phẩm. Từ đó nhà văn cho thấy diễn biến tâm lí gay gắt, phức tạp trong nhân vật. Người đọc cảm nhận được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc trong tâm hồn ông Hai. Tình huống truyện tạo sự gay cấn, hấp dẫn cho truyện ngắn, đồng thời giúp Kim Lân bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
– Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính
+ Trong lúc ông Hai tuyệt vọng, đau khổ nhất thì có người ở làng chợ Dầu lên báo tin nhà ông bị Tây đốt. Không cần văn bản, giấy tờ xác thực, đối với ông, sự việc tây đốt nhà mình là một điều cải chính rõ ràng nhất. Tình huống này giúp mở nút câu chuyện, giải tỏa mọi buồn bã, tủi hổ của ông Hai. Ông vui mừng, lật đật chạy đi khoe với mọi người. Ông lại trở về dáng vẻ hoạt bát, vui vẻ và lại say sưa kể về làng mình. Lúc này tình yêu làng, yêu nước lại hòa vào nhau, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng.
– Tình huống truyện rất độc đáo, kết hợp với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Truyện ngắn Làng là một tác phẩm độc đáo viết về tình yêu làng, yêu nước của người nông dân. Tình huống truyện đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tài năng xây dựng tình huống của nhà văn Kim Lân
Chủ đề:Mở bài hay về tình huống truyện, Nêu tình huống truyện làng và ý nghĩa, Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện Làng, Tình huống truyện là gì, Tình huống truyện Làng ngắn gọn, Việt 1 đoạn văn ngắn về tác phẩm Làng, Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa tình huống truyện ngắn Làng Kim Lân, Ý nghĩa của truyện ngắn Làng