Phân tích “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du – Dàn ý chi tiết
1. Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên ngày xuân.
* Hai câu đầu: Khái quát về một ngày xuân tươi đẹp.
– Với bút pháp ước lệ cổ điển, hai câu đầu vừa nói về thời gian vừa nói về không gian:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
– Không gian xuân tràn ngập ánh sáng. Đồng thời nhà thơ cũng ngỏ ý ngày xuân thấm thoát qua mau “con én đưa thoi”, chín mươi ngày xuân mà nay “đã ngoài sáu mươi”.
*Hai câu sau mới thực là bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”
– Bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân được miêu tả qua tâm trạng con người với sự phối màu tuyệt vời.
– Bức tranh được vẽ theo phong cách hội họa Trung Quốc, chỉ đơn giản với cỏ xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu.
+ Nguyễn Du đã kế thừa và sáng tạo bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ ấy. Câu thơ Trung Quốc thiên về mùi vị “phương thảo” (cỏ thơm) đã được Nguyễn Du sáng tạo thành “cỏ non xanh” thiên về màu sắc và sức sống tươi non.
+ Chữ “trắng” được thêm vào và đảo lên trước thành “trắng điểm” càng gây ấn tượng mạnh. Chữ “điểm” gợi bàn tay người họa sĩ – thi sĩ vẽ nên thơ, nên họa, như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.
2. Tám câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
– Nguyễn Du xứng đáng là tài năng bậc thầy về cách sử dụng ngôn từ, khi tách hai từ “Lễ hội” ra làm đôi để gợi tá:
+ “Lễ tảo mộ”. Là đi viếng thăm và sửa sang phần mộ của người thân, tổ tiên, tìm về những bóng hình trong quá khứ theo quan niệm “uống nước nhớ nguồn”.
+ “Hội đạp thanh” là dẫm lên thảm cỏ xanh, đi chơi xuân ở chốn đồng quê, đó là cuộc sống hiện tại, có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau.
=> “Lễ” và “Hội” trong tiết thanh minh là hai sinh hoạt văn hóa khác biệt, nhưng trong thơ Nguyễn Du – có sự giao hòa độc đáo.
– Khung cảnh lễ hội được gợi lên qua hàng loạt từ hai âm tiết giàu sắc thái biểu cảm, đó là hệ thống các từ ghép và từ láy. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân); Các động từ (sắm sửa, dập dìu); Các tính từ (gần xa, nô nức).
+ Cách nói ẩn dụ (nô nức, yến anh), gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.
– Tác giả rất khéo léo trong việc đan xen giữa các từ thuần Việt và các từ Hán – Việt gợi không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập. Niềm vui lễ hội bao trùm cả nhân gian.
→ Lễ và hội trong tiết thanh minh là một sự giao hòa độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
3. Khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vẫn mang cái thanh cái dịu của mùa xuân nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Mọi sự chuyển động đều nhẹ nhàng.
– Tác giả sử dụng một loạt các từ láy, không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.
+ “Nao nao”, thoáng gợi một nét buồn khó hiểu.
+ “Thơ thẩn”, có sức gợi lớn, chị em Thúy Kiều ra về trong sự bần thần, nuối tiếc, lặng buồn.
– Hành động “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không nói hết.
→ Cảm giác xao xuyến đã hé mở vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ nhạy cảm, sâu lắng, cảnh nhuốm màu tâm trạng.
🔻 Xem thêm: