Những câu hỏi xoay quanh truyện ngắn Làng
Câu 1: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân viết về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai – người dân làng Chợ Dầu. Vậy tại sao tác giả lại đặt tên truyện là “Làng” mà không phải một nhan đề khác như “Làng Chợ Dầu” chẳng hạn?
Gợi ý:
– Nhan đề thường đã thể hiện chủ đề của tác phẩm. Bởi vậy, nếu Kim Lân đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng.
– Nhưng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, có biết bao người nông dân yêu làng, yêu nước như ông Hai và cũng có biết bao làng kháng chiến kiên cường như làng Chợ Dầu.
– Bởi thế, nhan đề “Làng” là hợp lý với dụng ý của tác giả. Nhan đề này đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: Ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 2. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả.
Gợi ý
– Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, đặc biệt | làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình | huống: Ông Hai đang rất hãnh diện, tự hào về làng thì lại nghe được cái tin làng ông làm Việt gian theo Tây từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
– Nhận xét: Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người dân Việt Nam. Đây chính là một thành công rất quan trọng về nghệ thuật của Kim Lân trong truyện ngắn Cobang”.