Đặc điểm thơ hiện đại Việt Nam sau năm 1945
1. NỘI DUNG
– Phản ánh hiện thực theo hướng tăng cường chất liệu đời sống, nhất là đời sống cách mạng và kháng chiến;
– Ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về con người, về đất nước, về nhân dân;
– Biểu hiện tập trung những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu và bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động.
2. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
– Tiếp tục khai thác những hình thức quen thuộc trong truyền thống thơ ca dân tộc;
– Xu hướng tự do hoá hình thức thơ:
+ Giải phóng triệt để khỏi thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống;
+ Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Sử dụng nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng.
3. CÁC ĐỀ TÀI LỚN TRONG NGỮ VĂN 9
– Người lính và tình đồng đội: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
– Tình yêu lao động: Đoàn thuyền đánh cá.
– Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Nói với con.
– Truyền thống ân nghĩa, thủy chung: Bếp lửa; Ánh trăng.
– Bác Hồ kính yêu: Viếng lăng Bác.
– Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người: Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ.
4. NẮM VỮNG CÁCH TIẾP CẬN MỘT BÀI THƠ HIỆN ĐẠT
– Thông tin về tác giả: tên, bút danh, năm sinh, quê quán, phong cách sáng tác, đề tài, chủ đề quen thuộc, sở trường..;
– Hoàn cảnh ra đời tác phẩm;
– Thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu;
– Bố cục; Nội dung;