Cảm nhận điều tác giả muốn nhắn nhủ qua 2 đoạn trích “Mùa xuân nho nhỏ” và “Nói với con”
Đề bài: Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn nhủ trong hai đoạn trích sau:
– Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,Ngữ văn 9. Tập 2)
– Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Cò quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
( Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2)
I. Mở bài:
– Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang nằm trên giường bệnh.
– Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc. “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương.
– Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.
II. Phân tích:
1. Đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ
– Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.“Mùa xuân nho nhỏ”
– Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé, nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân.
– Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời.
→ Những ước muốn tưởng như giản dị lại có một ý nghĩa lớn lao: phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự dâng hiến khiêm nhường, giản dị. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.
– Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.
→ Ước nguyện tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa.
2. Đoạn thơ trong bài “Nói với con”
– Người cha muốn con yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Họ mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn:
+ Nghệ thuật đối lập giữa bên ngoài : “thô sơ da thịt” và bên trong không hề nhỏ bé về tâm hồn. → người đồng mình có ý chí tự làm chủ cuộc sống của mình.
+ Sự liên tưởng phong phú sáng tạo “tự đục đá kê cao quê hương” → người đồng mình là những con người lao động cần cù, có nghị lực, niềm tin, mà tầm vóc, nỗi buồn, chí hướng của họ là cái cao, xa chiều kích của trái đất. Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần.
– Lời nhắc nhở đối với con:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé
Nghe con”.
Cho con thấy tình yêu thương, niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha. Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình, người cha muốn con cảm thương với những khó khăn, vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương.
→ Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.
3. Nét tương đồng và khác biệt:
* Nét tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời.
* Khác biệt:
– Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả.
– Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
III. Đánh giá:
– Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ.
– Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
- Phân tích khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Tình yêu cuộc sống và ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”
- Cảm nhận khổ 2,3 bài Mùa xuân nho nhỏ.
- “Mùa xuân nho nhỏ” – điều mới mẻ, lời nhắn nhủ mà nhà thơ góp vào đời sống chung
- Phân tích vẻ đẹp của con người Việt Nam qua đoạn thơ Nói với con của Y Phương
- Phân tích tình cảm của người cha dành cho con trong bài thơ “Nói với con”- Y Phương
- Cảm nhận đoạn đầu bài thơ “Nói với con” của Y Phương
Chủ đề:Cảm nhận của em về bài thơ mùa xuân nho nhỏ khổ 2 3, Cảm nhận của em về bài thơ mùa xuân nho nhỏ ngàn gọn, Cảm nhận mùa xuân nho nhỏ khổ 1, Cảm nhận mùa xuân nho nhỏ khổ 1 2, cảm nhận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ khổ 4, Dàn ý cảm nhận mùa xuân nho nhỏ, Nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ, Suy nghĩ của em về bài thơ mùa xuân nho nhỏ