Site icon Lớp Văn Cô Thu

VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945

I/ Khái quát tình hình chính trị – xã hội ở nước ta trong những năm 1930 – 1945

1/ Sự phát triển của các phong trào yêu nước trong những năm từ 30-45

– Những biến đổi của các phong trào yêu nước trong thập niên 20,  phong trào quốc gia mang màu sắc tư sản và phong trào cộng sản.

– Những năm 36-39, sự đột khởi của phong trào cộng sản. Giai đoạn hoà hoãn và hợp tác.

– sự trỗi dậy của những đảng phái quốc gia với khuynh hướng thân Nhật và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản những năm 40-45.

2/ Một xã hội rối ren, đen tối về  kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng.

       –  Nền kinh tê kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến:

Chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến.

Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945, hai triệu người bị chết đói.

          –  Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau:

+ Mâu thuẫn giữa thực dân với phong kiến.

+ Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.

– Những lực lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn…

2/ Sự biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội Việt Nam và những khuynh hướng vận động của xã hội trong những năm 32-45

– Sự trưởng thành của một cơ cấu xã hội hiện đại với ba tầng lớp : phú hào tân đạt, tư bản bản xứ; trí thức mới và thị dân (theo cách định danh của Phạm Thế Ngũ).

– sự canh cải về phong hoá và thẩm quan

– phong trào cải cách xã hội có tính cách cải lương trong những năm 36-39

– cuộc khủng hoảng của xã hội Đông Dương trong những năm 40-45

3/ Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn.

–  Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản:

+ Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây.

+ Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất.

+ Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp.

–  Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị nên hoang mang, dao động, xoay ra đấu tranh về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân:

+ Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê v.v…

+ Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT

Quá trình phát triển văn xuôi trong 15 năm này đi theo 2 khuynh hướng cơ bản là Hiện thực và Lãng mạn, chia làm 3 thời kỳ :

1/ Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

– Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới.

– Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài.

2/ Thời kỳ 1936-1939

2.1:- Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:

Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố…

Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này

2.2:- Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau.

Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống  cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh

3/ Thời kỳ 1939-1945:

3.1 Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa:

– Có nhà văn thì qua (Vũ Trọng Phụng);

– Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố.

– Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm.

– Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, …

– Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao.

– Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động.

      3.2 Văn học lãng mạn:

– Cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa.

+ Tự lực văn đoàn: Mang một tâm trạng. Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luân, đó là tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh và tác phẩm Thanh đức của Khái Hưng. Thạch Lam miêu tả những sinh hoạt nâng lên thành nghệ thuật như nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường.

+ Thế Lữ – thành viên của Tự lực văn đoàn đi vào truyện trinh thám đường rừng, truyện ma quỷ như truyện Cái đầu lâu.

+ Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế.

– Thời kì này ghi nhận sự phát triển của thể loại truyện kí, tiêu biểu là tập truyện “Quê mẹ”  (Thanh Tĩnh) và Hồi kí “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng). Mỗi tác phẩm như chứa đựng câu chuyện của chính nhà văn, là sự hồi tưởng lại những sự việc và những cảm xúc đã nảy nở trong lòng tác giả.

Exit mobile version