Site icon Lớp Văn Cô Thu

Tuyển tập những nhận định văn học hay nhất về thơ

Tuyển tập những nhận định văn học hay nhất về thơ

Tuyển tập những nhận định văn học hay nhất về thơ

I – Vẻ đẹp, giá trị của thơ

1. “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)
2. “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)
3.“Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacopxki)
4. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly) 5. “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la” (Nguyễn Tuân)
6. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
7. “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
8. “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đecgiavin)
9. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac)
10. “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
11. “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci) 12. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri) 13. “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)
14. “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcoraxop).

II – Cảm hứng, tình cảm, cảm xúc trong thơ

1. “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.” (Nhà thơ Pháp Andre Chanier)
2. “Cuộc sống dệt nên cảm hứng. Thơ ca dệt nên những tấm thảm bay” (A. Puskin) 3. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)
4. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành men và
bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ”. (Chế Lan Viên)
5. “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng” (Puskin) 6. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)
7. “Thơ hay là hay từ ý, từ tình” (Ts Chu Văn Sơn)
8. “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)
9. “Thơ là thần hứng.” (Platon)
10. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatop)
11. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)
12. “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki)
13. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng) 14. “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)
15. “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)
16. “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ…” (Chế Lan Viên)
17. “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)
18. “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)
19. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay) 20. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)

III – Nội dung, tư tưởng của thơ

1. “Thơ là kinh thánh của tâm hồn” (Thanh Thảo)
2. “Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín” mà nó mê hoặc con người bằng “sự thức tỉnh”. “Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo
đường. Vì vậy, có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh” [Thanh Thảo “Tản mạn về thơ”. Tr.79].
3. “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)
4. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng) 5. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn,do đó không giản đơn mà cũng không thần bí,thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại.
6. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
7. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu) 8. “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)
9. “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị”. (Lê Hữu Trác)
10. Bao quát quá trình sáng tạo và ý nghĩa tư tưởng của thơ: “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.” (Xuân Diệu)

IV – Ngôn ngữ thơ

1. “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm” (Hoàng Cầm)
2. “Thơ như bông hoa đẹp vậy, từ ngữ là cánh, tứ thơ là đài hoa, ý tình là mật
ngọt” (Lâm Ngữ Đường)
3. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)
4. “Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư)
5. “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”
(Sóng Hồng)
6. “Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. (Chế Lan Viên)
7. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.” (Câu của người Trung Hoa) 8. “Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau.. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)

Exit mobile version