Site icon Lớp Văn Cô Thu

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em |Học văn 9

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ  SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Xuất xứ:

– Văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích từ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở liên hợp quốc ở Niu – Oóc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia – Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1997.

2. Tìm hiểu chú thích

– Chế độ A – pác – thai: chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo tồn tại từ 1652 ở Nam Phi. Giới cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, theo đó người da đen, da màu phải sống và làm việc trong những khu nhà riêng biệt, cách biệt hoàn toàn với người da trắng, bị tước mọi quyền công dân. Người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số  nhưng nắm 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng.

3. Bố cục

– phần 1 (1,2): lí do của lời tuyên bố

Phần 2 (3 à  7 ): Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

Phần 3 (8,9): Cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Phần 4  (10 à 17 ): Nhiệm vụ:  Xác định những trách nhiệm cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.

Bố cục chặt chẽ, hợp lí :

+ Từ mục đích tham dự hội nghị vì trẻ em toàn cầu, bản tuyên bố nêu lên thực trạng và cơ hội, từ đó đặt ra nhiệm vụ của các quốc gia è đảm bảo cho trẻ em thế giới một tương lai tốt đẹp hơn.

+ Có thể coi phần 1 là phần mở đầu, đặt vấn đề cho toàn bộ đoạn trích. Phần 2,3 là cơ sở, căn cứ để đưa ra phần 4.

Sức thuyết phục cho bản tuyên bố.

II. PHÂN TÍCH

  1. Lí do của bản tuyên bố

– Được đưa ra một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn

– Hướng tới đối tượng là toàn thể nhân loại è tính cộng đồng của lời kêu gọi, nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em là của toàn nhân loại, của tất cả mọi quốc gia trên thế giới.

– Nội dung lời kêu gọi: đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn è tính nhân đạo sâu rộng của lời kêu gọi.

– Nguyên nhân của lời kêu gọi:

+ Tất cả trẻ em đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và chưa tự bảo vệ được mình.

+ Trẻ em có nhu cầu, có quyền được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc, có quyền được ăn học, được vui chơi, phát triển.

+ Trẻ em có quyền và trẻ em phải được trưởng thành trong sự hòa hợp và tương trợ.

Lời kêu gọi đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới: được sống trong hòa bình, ấm no, được học hành chăm chút để có tương lai.

Lời kêu gọi mang tính nhân loại rộng lớn và tính nhân đạo sâu sắc.

2. Sự thách thức.

–   Trẻ em phải chịu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.

=> Chúng bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển.

– Mỗi ngày hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

– 40.000 trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Kể cả hội chứng miễn dịch mắc phải AIDS, hoặc do thiếu nước sạch…

=>Sự thách thức đã nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

2. Cơ hội

Phần  “cơ hội” đó khẳng định các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em :

– Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đó là công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.

– Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực: khôi phục tăng trưởng và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí và lực lượng vũ trang, tăng cường phúc lợi trẻ em.

3. Nhiệm vụ

-Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là trách nhiệm hàng đầu.

– Quan tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em tàn tật

– Đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ

– Đảm bảo cho trẻ em được học hết giáo dục cơ sở và không để em nào mù chữ.

-Cần đẩy mạnh mọi biện pháp có thể áp dụng được để đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh nở.

-Cần tạo cơ hội cho trẻ tìm và biết được nguồn gốc của mình và nhận thức được giá trị bản thân, khuyến khích trẻ em ngay từ nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa.

-Đảm bảo và khôi phục lại sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

=> Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

III. Tổng kết

1.Nội dung

– Bảo vệ quyền lợi chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.

Nghệ thuật

– Bố cục hợp lí, rõ ràng, mạch lạc.

– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, hợp lí

– Các mục tiêu, định hướng tốt.

– Các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Exit mobile version