Đề bài : Từ hành động chống lại 2 tên tay sai của chị Dậu là để bảo vệ gia đình và cũng là để mở đường cho người nông dân nổi dạy, em hãy viết 1 đoạn văn NLXH nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Nếu con người không bước đi thì cũng không bao giờ có những con đường”.
GỢI Ý
- Mở đoạn: Nêu nhận xét khái quát và nội dung ý kiến: Nếu con người không bước đi thì không bao giờ có những con đường.
- Thân đoạn:
- Giải thích:
– Câu nói đã nói đến một quy luật thực tế: mọi con đường đều được hình thành từ những bước đi của con người.
– Như vậy, câu nói cũng cho thấy tầm quan trọng của tinh thần dấn thân, khám phá, dám bước đi để tạo nên những con đường.
- Bàn luận: Cần đưa ra các ý kiến bàn luận có sự kết hợp giữa lí lẽ, dẫn chứng.
– Tại sao con người cần bước đi để tạo ra những con đường?
+ Con đường cũng là nơi đưa chúng ta đến với những cái đích, những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống. Nếu chúng ta không thử bước đi, không bắt tay vào điều mình muốn làm thì cũng sẽ không bao giờ đi tới đích.
+ Không chỉ bước trên những con đường cho sẵn, chúng ta còn cần bước đi trên những con đường mới, những nơi “chưa có đường”. Đó là tinh thần khám phá, dấn thân, sẵn sàng băng mình qua những điều chưa biết, chưa có để tạo ra những giá trị mới mẻ. Có như vậy, cuộc sống mới có thể tiến về phía trước và con người cũng mới có thể đi tới đích, gặt hái được những thành công.
– Như vậy, không phải tự nhiên mà những con đường được hình thành, nó bắt đầu từ những bước đi “tìm đường” của con người. Trong hành trình tìm đường ấy, ta cũng tạo nên những con đường. Vì thế, mỗi chúng ta đều cần có tinh thần tìm đường, dám hành động để thực hiện những điều mình mong muốn cũng như sẵn sàng đi những con đường chưa ai đi để tìm ra những giá trị mới cho cuộc đời.
– Liên hệ bản thân: Cần nhận thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong vai trò ‘tìm đường”. Mỗi người trẻ không chỉ bước đi mà còn cần là những người tiên phong.
3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.