TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Giải nghĩa các câu tục ngữ
a, Ba câu đầu: Những bài học về phẩm giá con người.
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của
– Nghệ thuật:
+ So sánh: một mặt người bằng mười mặt của.
+ Nhân hóa: “mặt của”
+ Gieo vần lưng: mười- người
– Nghĩa của câu tục ngữ: So sánh con người và của cải là thứ vô tri nhưng được nhân hóa, được đếm mặt, mặt người bằng 10 lần của. Câu tục ngữ đề cao giá trị của con người.
– Người xưa vận dụng câu tục ngữ này để:
+ Phê phán những người chỉ ham của
+ Đề cao giá trị của con người.
+ An ủi những trường hợp không may mất mát của đi thay người.
– Những câu tục ngữ tương tự:
+ Người ta là hoa đất.
+ Người sống, đống vàng.
+ Người làm ra của chứ của không làm ra người.
+ Người là vàng của là ngãi.
+ Lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của.
Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người.
– Nghĩa của câu: Cái răng cái tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tinh, tư cách của con người, suy rộng ra những cái gì thuộc về hình thức của con người đều thể hiện nhân cách của người đó., suy rộng ra cái răng cái tóc cũng thể hiện tình trạng súc khỏe của con người.
– Bài học: Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy biết hoàn thiệ mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.
– Câu tục ngữ tương tự:
Môt yêu tóc bỏ đuôi gà
Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương.
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.
– Nghệ thuật:
+ Gieo vần liền “sạch”- “rách”, ngắt nhịp 3/3.
+ Đối lập ý trong mỗi vế đói>< sạch, rách>< thơm.
– Nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống cho sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ thơm tho.
+ Nghĩa bóng: Dù vật chất thiếu thốn, khó khăn vẫn hải giữ phẩm chất trong sạch, đáng trọng. Con người phải có lòng tự trọng.
– Ý nghĩa: Câu tục ngữ giáo dục con người ta dù trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ lòng tự trọng.
– Câu tục ngữ tương tự:
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ No nên bụt, đói nên ma.
=> Kết luận: Với cách nói hình ảnh, các câu tục ngữ khẳng định con người là giá trị nhất nên phải yêu quí, bảo vệ và biết đánh giá một cách thấu đáo đòng thời nhắn nhủ con người phải biết giữ gìn phẩm giá của mình.
b, Ba câu tiếp theo: Những kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng.
Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
– Nghệ thuật: Câu tục ngữ có bốn vế vừa đẳng lập vừa bổ sung cho nhau. diệp ngữ “ học” được lặp lại bón lần vừa nhấn mạnh vừa mở ra những điều mà con người cần phải học.
– Giải thích:
+ “ Học ăn, học nói”: Vế của câu tục ngữ này đã giải thích và khuyên nhủ chúng ta ăn cũng phải học, nói cũng phải học hơn vì cách ăn nói thể hiện rất rõ trình độ văn hóa, nếp sống, tính cách, tâm hồn con người. Vì ăn, nói đâu chỉ là muốn thế nào thì thế, tùy tiện, tùy thích mà phải có nghệ thuật, có mục đích, có đối tượng và cần phải rèn luyện suốt đời.
+ “ Học gói, học mở”: là học để biết làm mọi việc cho khéo tay.
– Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta muốn sống cho có văn hóa, lịch sự thì phải học từ cái lớn đến cái nhỏ, học hằng ngày.
– Những câu tục ngữ tương tự:
+ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Miếng ăn quá khổ thành tàn.
+ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
– Nghĩa của câu tục ngữ: Với cách nói dân giã nhằm nhấn mạnh vai trò của người thầy. Thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, cách sống, đạo đức, sự thành công trong công việc cụ thể là sự thành của học trò. Vì vậy, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.
– Lời khuyên: Cần không được quên công lao dạy dỗ của các thầy.
– Một số câu tương tự:
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Câu 6: Học thầy không tày học bạn .
– Giải nghĩa: Câu tục ngữ có hai vế “ hoc thầy, học bạn”, qua hệ so sánh giữa chúng được hiểu bằng từ so sánh “kông tày”( không bằng). Do vậy, ý so sánh được nhấn mạnh và khẳng định rõ ràng. Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hơn. Ta gần gũi bạn sẽ học được nhiều điều hơn.. Bạn là hình ahr tương đồng ta có thể thấy mình trong đó để tự học.
– Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta cần mở rộng đối tượng phạm vi và cách học hỏi phải mở rộng việc học tập trong cuộc sống.
c, Ba câu cuối: Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử.
Câu 7: Thương người như thể thương thân.
– Giải nghĩa: Bằng hình ảnh so sánh: thương người- tình thương đối với người khác được so sánh như thể thương thân- tình thương giành cho mình. Đây là triết lí sống đầy giá trị nhân văn.
– Lời khuyên: Câu tục ngữ khuyên con người ta thương yêu người khác như chính bản thân mình. Hai tiếng “ thương người” đặt trước “ thương thân” để nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi ngươi khác như bản thân mình để quý trọng đồng cảm thương yêu đồng loại. Vì vậy, tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, về cách ứng xử mà còn là bài học về tình cảm.
– Những câu tục ngữ tương tự:
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Nghệ thuật : Ẩn dụ “ quả” và “ người trồng cây”
– Giải thích: Khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình. Câu tục ngữ có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh. Chẳng hạn để thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, học trò với cô giáo, hơặc nhân dân với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
– Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta cần trân trọng sức lao động của mọi người, phải nhớ ơn và biết ơn người đã dựng nên thành quả đó.
Câu 9:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
– Nghệ thuật: Ẩn dụ “ một cây, ba cây”
– Giải nghĩa:
+ Nghĩa đen: Khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu nhiều cây sẽ tạo thành một khu rừng.
+ Nghĩa bóng: Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.
– Các câu tục ngữ tương tự:
+ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
+ Đoàn kết là sức mạnh vô địch.