1. Nhận định chung về văn học dân gian
1. “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M.Gorki)
2. “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. (Gorki nói)
3. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ”. (Nguyễn Tuân) 4. Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. 5. Văn học dẫn gian “là những hòn ngọc quý”. (Hồ Chí Minh)
6. “Văn học dân gian là nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh tương lai cho những hoài bão lớn lao về cuộc sống thiên nhiên và con người”. (Nguyễn Đình Thi)
7. “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”. (Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).
2. Nhận định về Sử thi
1. “Sử thi thần thánh hóa người anh hùng, còn nền văn học của ta sinh ra người anh hùng trong sự bình dân hóa những phẩm chất cao đẹp – nhất là đức hi sinh và lòng dũng cảm” (Nikolai A. Ostrovsky – Nhà văn nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”).
2. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh nhận định: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”.
3. Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con người “hoàn tất ”(với ý nghĩa, ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất, tuyệt đối) và “toàn vẹn”. (Bakhtin)
4. “Chỉ thông qua sức mạnh cộng đồng, người ta mới có thể giải thích vẻ đẹp tuyệt với và sâu sắc của thần thoại và anh hùng ca” (Meletixki)
3. Nhận định về truyện cổ tích
1.“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)
2. “Andecxen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ.” (Pauxtopxki)
3. “Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước”.
4. “Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc chính ở chỗ tác phẩm đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống”.
5. “Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ”. 6. “Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn”. (M. Gorki)
7. “Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, vì ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. (Chu Xuân Diên)
4. Nhận định về truyền thuyết
1. Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo: những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. (Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo Dục, 2017, tr. 39)
2.”Truyền thuyết không phải là những tài liệu lịch sử, nó là những sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử ” (Đỗ Bình Trị)
3. “Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo: những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường”. (Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo Dục, 2017, tr. 39)
4. “Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng” (Phạm Văn Đồng).
5. Nhận định về Ca dao
1. Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản (Hoài Thanh, “Một vài suy nghĩ về ca dao”, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982).
2. “Những câu ca dao từ nghìn đời tổ tiên để lại xoáy vào ruột rà của ta, làm động tới niềm yêu thương sâu sắc lớn lao”. (Xuân Diệu)
3. “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột rà của non sông”. (Xuân Diệu)
4. “Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, trang 82)
5. “Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…”
6. “Ca dao là tấm gương tâm hồn dân tộc”. (Nguyễn Đình Chiểu)
7. “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
8. “Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, một ý nghĩ khác thường”. (Nguyễn Đình Thi)
9. Ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên” (PGS.TS Nguyễn Văn Lung)
10. “Cái tinh thần ca dao Việt Nam, trước hết là một tinh thần ham sống, vui vẻ, ham tranh đấu, lạc quan tin tưởng ở giống nòi.” (Nguyễn Đình Thi – Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
(Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích )