PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I.TÌM HIỂU CHUNG
Lê Anh Trà (24/6/1927-1999)
– Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
– Là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo.
– Chuyên nghiên cứu và viết về Bác.
2.Tác phẩm
a .Hoàn cảnh sáng tác:
– Năm 1990, thế giới long trọng kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác. Người được thế giới công nhận Danh nhân văn hóa thế giới.
– Trong nước cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Hồ Chí Minh, có nhiều bài viết về Người, “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà. In trong cuốn “ Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam ( 1990)
b.Kiểu loại văn bản:
– Văn bản nhật dụng
– Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.
c. Phương thức biểu đạt: nghị luận, thuyết minh
d. Bố cục: 2 phần
-Phần 1: từ đầu … “rất mới , rất hiện đại”: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
– Phần 2: đoạn cũn lại : Vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh.
II. ĐỌC- HIỂU CHI TIẾT
1.Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chớ Minh (Nguồn gốc phong cách HCM)
a.Cơ sở của sự tiếp thu:
+ Xuất phát từ ý thức ham học hỏi: “Đi đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”
+ Xuất phát từ mục đích phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
b.Điều kiện thuận lợi
+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa: “ Trong cuộc đời ….ở Pháp, ở Anh”
+ Làm nhiều nghề để rồi thông qua lao động người tìm được các tri thức văn hóa.
+ Nói và viết được nhiều ngôn ngữ: “ Người nói và viết thạo….Hoa, Nga…” => biến ngôn ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra kho tàng văn hóa nhân loại.
c.Cách tiếp thu
-Tiếp thu một cách chủ động: “ Đi đến đâu….uyên thâm”.
-Tiếp thu một cách có chọn lọc: “Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa….chủ nghĩa tư bản”
-Tiếp thu trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng: “ Nhưng điều kì lạ là…. rất hiện đại”
d. Kết quả
– Am hiểu nhiều, tìm hiểu tới mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa văn minh thể giới.
Nghệ thuât điệp ngữ + liệt kê đã giúp câu văn, đoạn văn nhịp nhàng, cân đối mà còn nhấn mạnh cảm xúc tự hào của tác giả đối với sự vĩ đại của Bác.
2.Vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh.
Phương diện 1: Nơi ở cũng là nơi làm việc của Người:
+ Chiếc nhà sàn đơn sơ: vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính Trị, làm việc và ngủ.
+ Đồ đạc trong phòng rất mộc mạc
=> Quen thuộc gần gũi như bất cứ ngôi nhà nào trong thôn bản.
Phương diện 2: Tư trang:
– Tư trang ít ỏi
– Một chiếc va li con với vài bộ quần áo
– Trang phục rất giản dị: : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
=> Trang phục tư trang bình thường mà ai cũng có thể có được.
Phương diện 3: Bữa ăn:
+ Đạm bạc, bình dân, không cầu kì
+ Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
=> Bữa ăn bình dân như bữa ăn của tất cả những người dân nghèo khu vực nông thôn.
=> Là chủ tịch nước phải gánh những trọng trách lớn lao nhưng Bác lại chọn cho mình một lối sống giản dị thanh cao, cuộc sống phản chiếu chiều sâu văn hóa trong lối sống của Người , nó bắt nguồn từ một quan niệm thẩm mĩ của người Việt: “ cái đẹp nằm trong cái giản dị, gần gũi đời thường”.
-Từ lối sống thanh đạm của Bác tác giả đã liên tưởng đến các vị danh nho xưa. Nhưng, người xưa chọn lối sống thanh bần khi đã lui về ở ẩn còn Bác lại chọn lối sống ấy khi vẫn trên cương vị chủ tịch nước , do vậy phong cách lối sống lại càng cao quý hơn.
- Lối sống của Hồ Chớ Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên
– Lối sống giản dị mà không kham khổ;
– Đó không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.
III. TỔNG KẾT
1.NỘI DUNG
– Bài viết cho thấy vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và bình dị.
- NGHỆ THUẬT
-Đặc sắc về nghệ thuật:
+ Luận điểm rõ ràng.
+ Lập luận chặt chẽ.
+Dẫn chứng chọn lọc