Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
**Lập dàn ý chi tiết:
- Mở bài:
– Đã từ lâu, áo dài là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam gắn bó thân thiết với chiếc áo dài.
– Chiếc áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống thể hiện được giá trị văn hoá của người phụ nữ.
- Thân bài:
- Nguồn gốc:
Áo dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt nam. Cho đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Ban đầu còn thô sơ nhưng cũng rất đẹp, kín đáo. Chúng ta cũng biết đến ó dài thời vua chúa trong cung đình Huế.
- Cấu tạo: Áo dài gồm 3 phần: cổ áo, thân áo và tay áo.
- Thân áo: có 2 tà là tà trước và tà sau được may cách chân khoảng 5-10cm.
- Cổ áo: áo dài truyền thống đưuọc thiết kế cổ cao, ôm sát , tạo vẻ kín đáo cho người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay với phong cách hiện đại thì cổ áo cũng được cách tân, người ta có thể may áo dài cổ tròn, cổ thuyền.
- Tay áo không có cầu vai, may liền kéo dài từ cổ đến cổ tay.
- Ngày nay, áo dài thường được may cách tân: tà áo có thể ngắn, dài theo sở thích của người mặc, tay áo cũng ngắn dài theo mùa nhưng nét đẹp vốn có của áo dài vẫn không hề bị thay đổi.
- Áo dài thừng dược may ôm sát cơ thể để tạo vẻ mềm mại, uyển chuyển., trên thân áo thừng được trang trí những họa tiết khác nhau, chất liệu của chiếc áo dài thường là lụa, gấm, nhung, …vùa mềm mại vừa nhẹ lại có nét thanh thoát cho người mặc.
- Công dụng và ý nghĩa:
- Áo dài chiếm vị trí đọc tôn trong các dịp lễ hội cũng như giao dịch quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam đều trầm trồ khi ngắm những tà áo dài vừa kín đáo, vừa e ấp gợi được những nét mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
- Áo dài còn xuất hiện trên các diễn đàn, các sân khấu trong và ngoài nước, các buổi tọa đàm về nghệ thuật thời trang, các cuộc thi hoa hậu.
Chiếc áo dài là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam, là trang phục mang nét đặc trưng của dân tộc đã được UNESSCO công nhận là di sản phi vật thể. Hình tượng của chiếc áo dài xuất hiện trên các tem thư, nhà sách và trở thành đề tài cho các nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm tuyệt bút: ” Tà áo em bay bay trên phố nhẹ nhàng” hay “ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát; Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.”
- Ngày nay, thời trang phát triển như vũ bão, có rất nhiều sản phẩm được ra đời nhưng không có gì có thể thay thế được tà áo dài duyên dáng, thanh lịch của con người Việt Nam.
- Cách bảo quản
– Sau khi mặc, phải giặt nhẹ nhàng bằng tay và phơi trong gió mát.
– Treo lên mắc và cất vào tủ đứng để tránh cho áo dài bị mất phom và nhăn nhúm sẽ lam giảm vẻ đẹp và độ sang trọng của áo dài.
– Khi là không là với nhiệt độ quá cao để giữ dáng áo, đặc biệt không được làm gãy cổ áo.
- Kết bài:
– Chiếc áo dài đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh đặc trưng của văn hoá dân tộc.
– Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về loại trang phục độc đáo này của dân tộc.