1/ Mở bài:
– Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ. Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
– Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện những diễn biến tâm lí tinh tế và tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ mà bé Thu dành cho cha.
2/ Thân bài:
a) Cảnh ngộ của bé Thu
Bé Thu sinh và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ba em lên đường đánh giặc khi em chưa tròn một tuổi, em chỉ được gặp ba trong những ngày ba về phép ngắn ngủi. Tình cảm cha con của Thu được đặt trong tình thế éo le, trắc trở của chiến tranh nên càng xúc động lòng người.
b) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu
– Tình huống: gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.
– Diễn biến tâm lí của bé Thu:
+ Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét khi mới gặp ông Sáu.
+ Gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.
+ Nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hắt cái trứng có mà ông gắp cho.
+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bò về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.
Thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngớ vực, lảng tránh, xa cách. Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh., nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tinh tế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Qua những diễn biến tâm lí, Bé Thu thể hiện cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.
c) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông sáu là cha.
– Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi : ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “ Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nói, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai bó nhỏ của nó run run”.
– Sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Thu dường như đã ân hận, hối tiếc. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của một đứa trẻ cá tính, hồn nhiên, ngây thơ.
3/ Kết bài :
– Truyện đặt nhân vật bé Thu vào tình huống gặp ba nhưng không nhận ra, khi nhận ba lại vào đúng lúc chia tay để bộc lộ diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc bé Thu dành cho ba. Từ đó, nhân vật bé Thu hiện ra thật có tình, yêu ghét rõ ràng, nhưng cũng thật hồn nhiên, trong sáng.
– Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí bé trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
🔻 Xem thêm:
- Tình cảm cha con trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà”
- Suy nghĩ về truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Suy nghĩ về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản “Chiếc lược ngà ”
- Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong “Chiếc lược ngà”
- Phân tích tình huống truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
- Vào vai bé Thu kể lại truyện “Chiếc lược ngà”