ĐỀ SỐ 1
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (..)
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn
rất yêu quý họ!
(Trích Cho đi là con mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta”.
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với nhận định của tác giả: Yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao?
- PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiến chốn này
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 58-59)
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | 1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0,5 điểm |
2 | Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. | 0,5 điểm | |
3 | Tình yêu là tình cảm sâu đậm thanh khiết nhất, tôn quý nhất, vĩ đại nhất trong tâm hồn, nó đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, là ngọn nửa nâng cao tinh thần, nhân cách…. Ngọn lửa ấy sưởi ấm ta bằng sức nóng, nó giúp cuộc sống của chúng ta ngày một ý nghĩa hơn | 1,0 điểm | |
4 | Trình bày quan điểm của em, lý giải hợp lý.
Gợi ý: – Đồng tình: – Lý giải: + Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, tạo sự lan tỏa, động lực cho mọi người. + Khi bày tỏ tình yêu thương cả người cho và người nhận mới đều nhận được giá trị toàn diện nhất của nó. |
1,0 điểm | |
II | 1 | a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: 1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 2. Thân đoạn: Bước 1: Giải thích -Tinh yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ – con cái, vợ – chồng, anh – em, ông bà – cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc,… Bước 2: Phân tích, chứng minh – Biểu hiện của tình yêu thương: hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau vế vật chất và tinh thần, chăm sóc khi đau ốm,… – Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn: +Cho ta chỗ dựa tinh thẩn để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần. +Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể. +Tinh yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. -I-Tinh yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn (Thí sinh lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế.) -Xã hội không có tình yêu thương sẽ chỉ toàn điều ích kỉ, dối trá, lừa lọc, tàn nhẫn. Dẫn chứng: Những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn… Bước 3: Bàn luận, mở rộng -Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. – Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương. Bước 4: Bài học nhận thức và hành động; liên hệ bản thân. 3. Kết đoạn Khẳng định: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nâng mặt trời” (Vích-to Huy-gô) Có thể tham khảo đoạn văn sau “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương” . Vậy ta hiểu tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người. Tình yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn. Nó cho ta chỗ dựa tinh thẩn để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần. Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn.Những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn… Tất cả là minh chứng cho lòng yêu thương. Bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi… Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỉ, hẹp hòi, đó là những con người cả đời chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác, đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ, hẹp hòi đi ngược với đạo lí “thương người như thể thương thân” họ đáng bị xã hội lên án. Và chúng ta đừng bao giờ như họ, hãy yêu thương chân thành không vụ lợi, thậm chí ngay cả bản thân phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ cũng cần phải yêu thương người khác. Như vậy, tình yêu thương là một tình cảm cao đẹp của con người bởi lẽ “Con người sống không có tình yêu thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời” (Vích-to Huy-gô) d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. |
2,0 điểm |
2 | a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : I. Mở bài – Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương + Viễn Phương (1928 – 2005) là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam, một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. – Giới thiệu khái quát về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Viễn Phương. – Giới thiệu đoạn trích: Là dòng cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng và tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác II. Thân bài 1.Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: – Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. – Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. – Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! – Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. – Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn này, vô vọng này đã từng xuất hiện trong bài thơ của Tố Hữu: Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm… Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ. 2.Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác: – Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. + Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. + Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. – Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người: Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. + Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. + Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. + Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác. III. Kết bài – Nội dung: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ với Bác. – Nghệ thuật: + Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. + Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước. d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. |
5,0 điểm |