ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, trang 48, NXB Giáo dục, 2014) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
- Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Em hãy chỉ ra nét đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện.
- Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào?
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ảnh hưởng của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập 1, trang 140, NXB Giáo dục Việt Nam)
————Hết———-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Môn: Ngữ văn 9
|
- YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Đáp án | Điểm |
1. Đoạn văn trích trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích “Truyền kì mạn lục”)
Tác giả Nguyễn Dữ |
0,25
0,25 |
|
2. + Nội dung: Đoạn trích kể về nhân vật Vũ Nương, sau khi nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cho Trương Sinh, chàng đã lập đàn giải oan và Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang, được gặp lại chồng và minh oan cho mình. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian.
+ Nghệ thuật kể chuyện: Dùng chi tiết kì ảo hoang đường để tạo kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích. Vũ Nương ở hiền gặp lành – nàng đã được trở về bên bến Hoàng Giang và được minh oan. Qua đó việc xây dựng chi tiết kì ảo góp phần hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương song cũng thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm, ước mơ của con người về sự bất tử, chiến thắng của cái thiện, đề cao nỗi khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc của người phụ nữ. |
0,5
0,5 |
|
3. (1.0 điểm) | ||
* Hình thức: Đảm bảo trình bày dưới hình thức một đoạn văn, rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết.
* Nội dung – Đoạn văn thành công với việc xây dựng chi tiết kì ảo tạo nên một kết thúc li kì, hấp dẫn vừa có hậu, vừa bi kịch về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. – Câu nói của Vũ Nương là lời từ biệt của nàng với Trương Sinh, lời tố cáo nhân gian của xã hội phong kiến đầy oan nghiệt, khổ đau, chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Qua câu nói còn giúp người đọc cảm nhận được tấm lòng thủy chung, độ lượng của Vũ Nương (với Trương Sinh) và trọng ân nghĩa của nàng (với Linh Phi). Câu nói của Vũ Nương còn là tiếng nói thể hiện ước mơ, khát vọng được sống, có quyền hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. |
0,25
0,25
0,5
|
|
Phần II. Làm văn Câu 1 (2,0 điểm)
|
* Hình thức:
+ Đúng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. + Hình thức viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc + Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, giàu sức thuyết phục. + Viết thành một đoạn văn đảm bảo tính liên kết (Nếu không viết hình thức một đoạn văn cho điểm không quá 1,0 đ) |
0,25 |
* Nội dung: Có thể trình bày theo nhiều cách song cần nêu
được các nội dung cơ bản sau – Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến cần bàn luận: Khái quát về thói vô trách nhiệm đang diễn ra ở trong xã hội: Thói vô trách nhiệm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ, điều này thật nguy hiểm đối với xã hội. – Giải thích, chứng minh tác hại của thói vô trách nhiệm của con người: + Giải thích thế nào là thói vô trách nhiệm: Vô trách nhiệm là thái độ thờ ơ, ỉ lại, không làm tròn bổn phận, thiếu tự giác, vô tâm, cẩu thả, không quan tâm đến công việc, nhiệm vụ của mình. Với tâm lý mình không làm thì còn nhiều người khác làm. Không bao giờ suy nghĩ hay trăn trở về trách nhiệm, hay nghĩ việc mình làm mặc dù có ảnh hưởng đến người khác cũng không bao giờ nhận lỗi và sửa sai… + Vô trách nhiệm chính là những việc trái với những người có lối sống tinh thần trách nhiệm như họ luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc của mình và của xã hội. + Thói vô trách nhiệm để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người trong xã hội: Làm cho bản thân bị xa lánh, ghét bỏ, mất lòng tin ở mọi người. (dẫn chứng) Làm chậm tiến bộ của xã hội, gây ra những thất thoát, lãng phí…(dẫn chứng) – Thói vô trách nhiệm chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ, còn bên cạnh đó là cả dân tộc sống luôn đề cao trách nhiệm, sống hết mình vì nhiệm vụ cao cả. Chúng ta cần rút ra những bài học riêng cho mình cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội đừng để sau này phải hối hận vì hành động vô trách nhiệm của mình. |
0,25
1,0
0,5
|
|
Câu 2
(5,0 điểm)
|
– Hình thức:
+ Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học. + Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. + Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp. + Kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận. |
1,0 |
– Nội dung: Bài viết có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: | 4,0 | |
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Đoạn thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã ca ngợi vẻ đẹp con người lao động lớn lao, kì vĩ, ngang tầm với vũ trụ, tâm hồn lãng mạn, lạc quan, luôn ân nghĩa, biết ơn người mẹ biển cả…
b. Thân bài * Hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung : sáng tác năm 1958, khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la. * Cảm nhận về vẻ đẹp con người lao động – Cảnh lao động đánh cá trên biển về đêm : + Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ sự giàu có, đẹp lung linh của biển, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người, hình ảnh giàu sức liên tưởng – lướt giữa mây cao với biển bằng, quẫy trăng vàng choé, đêm thở, sao lùa,…; liệt kê, tính từ chỉ màu sắc, nhân hoá,… ) + Hình ảnh con người: . Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. (lái gió, lướt giữa mây cao), liên hệ bài Quê hương – Tế Hanh. . Tầm vóc lớn lao, phi thường, ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ. (lấy gió làm bánh lái, trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao, biển bằng…) . Công việc của họ như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng… . Tinh thần lạc quan: Lời hát gọi cá vào, người ngư dân cất cao lời hát để vơi đi nhọc nhằn… . Ân nghĩa, biết ơn người mẹ biển cả: Biển cho ta cá như lòng mẹ… (HS cần phân tích, bình luận, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu thơ) * Liên hệ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật: – Đối chiếu với phong cách thơ Huy Cận thời kì trong Thơ mới: buồn sầu, cô đơn (Tràng giang); – Đến bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, người đọc cảm nhận được một luồng sinh khí mới đang tràn ngập trong hồn thơ Huy Cận – hướng đến cuộc sống hiện tại, yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha. Bởi với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng đã góp phần làm nên thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ… c. Kết bài – Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. – Đoạn thơ đã ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trong thời kì đổi mới. |
0,5
0,25
0,25
1.5
1,0
0,5 |