Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày, văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”.

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ câu nói qua truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I/ Mở bài

           Bất cứ loài cây nào cũng phải cần cù, siêng năng chắt chiu sức sống từ trong lòng đất thì mới có thể tỏa ra một màu xanh sự sống, mới có thể đơm hoa kết trái ngọt lành. Tác phẩm văn học cũng vật : phải “ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày”  thì tác phẩm “ Văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”.

– Với tác phẩm Làng, nhà văn kim Lân đã làm được điều đó.

II/ Thân bài:

1/ Giải thích

– “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người”

+ Cuộc đời hằng ngày là những gì đang diễn ra xung quanh ta.

+ Đó là mảnh đất tươi tốt nuôi dưỡng tác phẩm nghệ thuật, làm nên sức sống của tác phẩm nghệ thuật. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, phải bắt rễ từ cuộc sống con người.

– “ Văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”: nhà văn đã gửi gắm vào mỗi tác phẩm văn học những tâm tư, tình cảm, những thông điệp, chiêm nghiệm của mình về cuộc sống. Đến lượt mình, văn học tác động đến tâm hồn con người, bồi đắp tâm hồn con người với những cảm xúc, những tâm tư, khát vọng … là cho đời sống con người trở nên phong phú hơn, hứng tới những giá trị của cuộc sống, chân, thiện, mĩ…

Tóm lại, nhờ bắt rễ từ cuộc sống, tác phẩm văn học đã góp phần làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, tốt đẹp hơn.

2/ Chứng minh

a/ Truyện ngắn “Làng” bắt rễ từ cuộc đời hằng ngày của con người

Hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm của người nông dân trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã là mảnh đất để tác phẩm Làng “ bắt rễ”.

– Có những người nông dân nghèo như ông Hai, trước cách mạng chỉ là nô lệ cho thằng Tây, chịu áp bức của bọn kì lí, nhờ cách mạng mới biết đến cuộc đời tự do.  Họ rất yêu làng, yêu nước, gắn bó với cách mạng, với kháng chiến

– Pháp quay trở lại xâm lược, những người nông dân trở thành dân quân du kích bảo vệ quê hương, nhiều người phải đi tản cư theo chủ trương của kháng chiến.

– Tin Làng theo Tây là hiện thực đâu đó xảy ra trên nước ta trong những năm kháng chiến.  Hình ảnh những người dân rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng  khi sống với những tin đồn thất thiệt. Nhưng điều quan trọng là trong tình cảm, suy nghĩ vẫn đang trọn cho cách mạng, kháng chiến.

Như vậy, cuộc đời hằng ngày đã là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tác nên tác phẩm văn  học.

b/ Tác phẩm văn nghệ “ Tạo  ra sự sống cho tâm hồn con người”.

– Tác phẩm Làng đã “ tạo ra sự sống cho tâm hồn con người” trong tác phẩm.

+ Tình yêu làng, yêu nước đã làm cho những người nông dân như ông Hai có sự chuyển biến trong tư tưởng nhận thức từ bóng tối ra amnhs sáng và hướng trọn lòng mình về quê hương, đất nước, Tổ quốc, nhân dân.

+ Không chỉ ông Hai mà những con người trong tác phẩm từ một em bé ngây thơ như thằng Húc đến một người xấu người xấu nết như mụ chủ nhà nhưng qua cách viết của Kim Lân, họ vẫn hoặc là thể hiện cảm nhận được lòng yêu làng, yêu nước, giúp cho họ biết sống đẹp hơn.

– Tác phẩm Làng đã “ tạo ra sự sống tâm hồn con người” trong cuộc sống:

+ Từ hình ảnh ông Hai và những con người trong câu chuyện, chúng ta hiểu thấm thía và được bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

+ Và dặt trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm đó luôn người sáng, trọn vẹn , thủy chung.

Tác phẩm văn nghệ có sức mạnh kì diệu mang đến sự sống cho tâm hồn con người. Vì thế, truyện ngắn Làng không phải là truyện của một thời về tình cảm thiêng liêng khi ta biết dành tình yêu cho gia đình, quê hương, đất nước.

III/ Kết bài

– Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân thực sự là một tác phẩm có giá trị, đó là một tác phẩm “ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày, văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”.

– Tác phẩm không chỉ cho ta thấy tài đựng truyện, khả năng phản ánh hiện thực của nhà văn Kim Lân mà còn đem đến những điều tốt đẹp, làm giàu có thêm tâm hồn con người.

Exit mobile version