Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương qua hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.
- Mở bài :
– Dẫn dắt vấn đề : Giới thiệu đề tài quê hương…
– Nếu vấn đề : Sự tương đồng, gặp gỡ trong tình yêu quê hương nhưng mỗi tác giả lại có cách khám phá riêng…
– Giới hạn vấn đề : Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.
- Thân bài :
1.Luận điểm 1 : Sự gặp gỡ về tình yêu quê hương.
a.Tình yêu quê hương qua bài “Tĩnh dạ tứ”:
– Hai câu thơ đầu đã gợi ra cảnh một đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Hơn nữa, hai câu còn gợi tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương.
– Hai câu cuối trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê của tác giả
– Hai câu thơ chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp “tư cố hương”, còn lại tả hành động của chủ thể trữ tình: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Mỗi hành động đều thấm đẫm tâm trạng.
– Sáng tạo của nhà thơ là đã đưa thêm hai cụm từ trái nghĩa “ngẩng đầu” và “cúi đầu”. Do đó, hành động “ngẩng đầu” là hành động có ý thức, còn “cúi đầu” là hành động tự nhiên, vô thức. “Ngẩng đầu” là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng, còn “cúi đầu” là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư. Vì vũ trụ bây giờ là tấm lòng thương nhớ quê hương da diết của nhà thơ. “Ngẩng đầu – cúi đầu”, chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy tình cảm đó trong lòng tác giả thường trực, sâu nặng biết bao!
- Tình yêu quê hương qua bài “Hồi hương ngẫu thư”:
– Câu thơ đầu, qua nghệ thuật đối, tác giả đã nói về quãng đời xa quê, đi làm quan kéo dài gần cả một đời người.
– Khi trở về, con người có những yếu tố thay đổi phụ thuộc vào yếu tố khách quan theo qui luật nghiệt ngã của thời gian: vóc dáng, tuổi tác, mái tóc thay đổi. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi. Đó là giọng nói của quê hương : “giọng quê vẫn thế”. “Giọng quê” không chỉ là giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê mà còn là chất quê, hồn quê được biểu hiện trong giọng nói của con người. Chi tiết “hương âm vô cải” là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương.
– Điều trớ trêu là sau bao nhiêu năm xa cách, nay trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà nhà thơ lại “bị” xem như là “khách lạ”. Tình huống ấy đã tạo nên cảm xúc bi hài thấp thoáng sau lời kể cố giữ vẻ khách quan, trầm tĩnh của nhà thơ. Mang tâm trạng bùi ngùi, thoáng buồn ấy chứng tỏ tình yêu, nỗi nhớ quê tích tụ, dồn nén trong trái tim nhà thơ hơn nửa thế kỷ thật thắm thiết, bền bỉ.
2.Luận điểm 2 : Sự khám phá riêng :
a.Hoàn cảnh sáng tác khác nhau:
– Bài “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.
– Còn bài “Hồi hương ngẫu thư” được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà lũ trẻ lại gọi là khách đến làng chơi.
b.Cách thể hiện tình cảm có nét riêng:
– Bài “Tĩnh dạ tứ”, với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh. “Vọng nguyệt hoài hương” (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. Vầng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
– Còn bài “Hồi hương ngẫu thư” biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương đáng trân trọng của một vị quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Qua đó, ta thấy nỗi ngậm ngùi của nhà thơ…
III. Kết bài :
- Khẳng định chủ đề chung của hai bài thơ : Tình yêu quê hương tha thiết…
- Đánh giá, cảm nghĩ, bài học…