Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Sông núi nước Nam” – Lý Thường Kiệt
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I/ Mở bài
– Giới thiệu bài thơ, tác giả.
– Khái quát nội dung bài thơ.
Bài thơ « Sông núi nước Nam» ra đời vào năm 1077 chưa rõ tác giả là ai, có một số tài liệu ghi lại là Lí Thường Kiệt. Bài thơ trên được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, bài thơ « Sông núi nước Nam» đã để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc.
II/ Thân bài
1/ Hai câu đầu:
– Tự hào khẳng định chủ quyền lãnh thổ của người dân nước Nam. Lời thơ được cất lên thật dõng dạc.
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
+ Với nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát. Cách xưng “đế” trong lời thơ “ Nam đế cư” (vua Nam ở) đã thể hiện một tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với Trung Hoa. Tác giả bài thơ nêu caon chân lí lớn lao, vĩnh viễn và thiêng liêng nhất. Nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam.
+ Sự khẳng định chân lí ấy, thêm phần mạnh mẽ và thuyết phục của câu thơ thứ hai. Câu thơ khẳng định chân lý nước ta có chủ quyền, có biên giới được ghi nhận ở sách trời. Đó là điều hiển nhiên không thay đổi được.
=> hai câu thơ khẳng định rõ quyền làm chủ đất đai thiêng liêng của người Nam. Đó là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc. Lời thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta niềm tự hào dân tộc, không chịu khất phục trước giặc ngoại xâm.
2/ Hai câu thơ thiếp theo là lời cảnh báo kẻ xâm lược, khẳng định n iềm tin tất thắng của con người của con người Việt Nam.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
– Giọng thơ vang lên sang sảng, đanh thép, căm giận. Lí Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giặc Tống. Chúng đã mang quân sang xâm chiếm nước ta. Câu hỏi tu từ làm cho lời thơ thêm đanh thép: “ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?”
– Tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ” vì chúng đã bạo ngược làm trái ý trời, vô cớ đã xâm phạm chủ quyền của nước Nam. Qua lời gọi bọn xâm lược tác giả đã thể hiện lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc.
– Câu cuối tác giả đã khẳng định sự thất bại nhục nhã của bọn xâm lược là tất yếu “ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Vì khi phạm sách trời những kẻ đã gieo gió thì ắt gặp bão. Tác giả đã thể hiện niềm tin tất thắng, khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân ta ý chí quyết tâm giữ gìn nền độc lập và kiên quyết chống lũ giặc tàn áp đó chính là giặc ngoại xâm.
– Liên hệ thực tế:
+ Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó. Trải qua một thời gian dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã đánh thắng nhiều loại giặc cho dù sức mạnh của chúng lớn hơn ta gấp nhiều lần.
+ Cụ thể nhất là chiến thắng được giặc phương Bắc trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, trận chiến đó như một bằng chứng về chiến công chói lọi.
III/ Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
– Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ đanh thép, căm giận, hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại việt. Bài thơ là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc. Nó biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.