Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Tài liệu văn 11] Bài ca ngắn đi trên bãi cát

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

(Sa hành đoản ca)

I/ Tìm hiểu chung

1/ Tác giả Cao Bá Quát

a/ Cuộc đời

Cao Bá Quát  (1808, 1009? – 1855 ) – tự Chu Thần

– Quê quán : làng Phú Thị – Gia Lâm – Bắc Ninh (nay thuộc Long Bien – Hà Nội)

– Xuất thân: sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng à nền tảng rất tốt để tạo nên một CBQ vừa khí phách, vừa tài hoa.

– Các mốc sự kiện lớn trong đời :

+ Thuở nhỏ : thông minh, tài giỏi, theo đuổi con đường khoa cử từ năm 14 tuổi nhưng lận đận.

+ Mãi đến năm 23 tuổi mới đỗ cử nhân

+ Sau khi đỗ cử nhân xong, 9 năm tiếp theo đó, CBQ kiên trì theo đuổi con đường khoa cử nhưng không thành.

+ Cho đến năm 34 tuổi được giữ một số chức quan trong đó có chức quan coi sóc việc học ở địa phương nhưng do cá tính phóng túng mà CBQ đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề:

– CBQ đã dùng muội đèn để chữa lỗi phạm húy cho 24 quyển thi rất hay à bị xử án, bị khép tội giảo giam hậu . Trong suốt 3 năm giam cầm, ông đã phải chịu những cực hình tra tấn rất dã man. Sau 3 năm được thả ra để phục dịch cho sứ bộ nhà Nguyễn đi sứ sang các nước Đông Nam Á .

– CBQ đẫ dùng tài năng văn chương của mình để phê phán, đả kích không tiếc lời những mặt trái của triều đình. Đỉnh điểm, vì không chấp nhận chính sách sưu cao thuế nặng rất hà khắc của triều đình đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, CBQ đã gia nhập cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương của nông dân ở Hà Tây và ông đã bị chết trong một trận đánh.

– Sau cái chết của CBQ , gia đình của CBQ bị xử tội chu di tam tộc.

b/ Con người : tài hoa và khí phách

– Tài hoa: được thể hiện ở vốn kiến thức rất sâu rộng của CBQ và đặc biệt là ở tài năng viết chữ đẹp nổi tiếng được người đời tôn là “THánh Quát”.

– Khí phách : thể hiện ở tính cách phóng túng, tự do, mong muốn sự đổi thay và dám thực hiện công cuộc đổi thay ấy (đi theo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương để mong muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân).

c/ Sự nghiệp sáng tác

– Số lượng sáng tác khổng lồ nhưng sau án chu di tam tộc thì phần lớn các tác phẩm đã bị tiêu hủy, thất lạc, còn lại 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi.

– Nội dung xuyên suốt trong những sáng tác của CBQ:

+ Phê phán chế độ phong kiến bảo thủ, trì chệ, lạc hậu.

+ Thể hiện tư tưởng đổi mới tuy còn mang tính chất tự phát của tác giả.

2/ Tác phẩm

a/ Hoàn cảnh sáng tác

– Hoàn cảnh thời đại : Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trở nên trì chệ, bảo thủ, lạc hậu; chế độ khoa cử nhiều nghiệt ngã, bất công.

– Hoàn cảnh cá nhân tác giả: CBQ đi thi hội , qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) , hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi non là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác nên bài thơ này.

b/ Thể loại : HÀNH

c/ Bố cục:

– Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng .

– Hình ảnh người đi đường và tâm sự của nhà thơ:

+ 6 câu đầu : Hành trình gian nan, khốn khổ của người đi trên cát.

+ 4 câu giữa: nhận thức của tác giả về việc theo đuổi công danh.

+ 6 câu cuối : kết luận của tác giả

II/ Phân tích

1/ Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng

“Bãi cát dài lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước”

“Bãi cát dài lại bãi cát dài ơi

Tính sao đây đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

Hãy nghe ta hát khúc đường cùng

Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng

Phía nam núi Nam sóng dào dạt”

– Phép tu từ điệp ngữ “bãi cát dài” được lặp lại bốn lần với định ngữ “dài” và từ ngữ nối liền là từ “lại” (phục – sự liên tiếp, vô tận) đã gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh bãi cát mênh mông, nóng bỏng , trải dài như vô tận, như không có điểm dừng.

– Bãi cát dài lại được bao quanh bởi núi, bởi biển , trở thành con đường không lối thoát (cùng đồ).

– Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Tả thực: những bãi cát, cồn cát trải dài bao la của thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt

+ Tượng trưng: con đường tìm kiếm công danh đầy trắc trở, con đường đời gập ghềnh , khó khăn trong XHPK bảo thủ, o bế, trì chệ.

2/ Hình ảnh người đi đường và tâm sự của nhà thơ

a/ Hành trình gian nan, khốn khổ trên bãi cát (6 câu đầu)

– Đi một bước như lùi một bước: cát lún chân, làm cản trở bước đi , chính vì thế mà tiến lên phía trước rất khó khăn và chậm chạp.

– Mặt trời đã lặn vẫn còn đi: do hành trình quá xa xôi và chật vật nên khách bộ hành không dám dừng chân ngay cả khi mặt trời đã lặn là thời điểm nghỉ ngơi của muôn vật, muôn loài.

– Tất tả, vất vả dấn thân để mưu cầu công danh sự nghiệp , con đường đến với mục tiêu vô cùng khó khăn, gian nan, hiểm trở.

– Tâm trạng của lữ khách :

+ Buồn đau, phẫn uất : lữ khách trên đường nước mắt rơi.

+ Tự trách bản thân mình : Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối giận khôn vơi. à Nhịp điệu đều, chậm, buồn , tác giả tự giận mình không học được phép ngủ của người xưa để quên đi sự đời mà cứ phải tự hành hạ mình.

Lữ khách hiện lên với sự mệt mỏi, chán chường, tủi cực, giận dữ trên con đường gian nan . Đây cũng chính là hình ảnh của tác giả và những trí thức đương thời trên con đường mưu cầu danh lợi, theo đuổi công danh đầy trông gai.

b/ Nhận thức về việc theo đuổi công danh:

Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số tỉnh bao người

Danh lợi được ví như miếng bả, miếng mồi , như hơi men hấp dẫn người say nơi đầu gió. Tác giả đã đồng nhất công danh chính là danh lợi, người theo đuổi công danh là “phường danh lợi”. Cách gọi đã bộc lộ thái độ coi thường mỉa mai theo quan điểm của nhà nho chân chính.

Công danh giống như men rượu, men say đầy cám dỗ , khó có ai có thể cưỡng lại được. Người theo đuổi công danh chính là kẻ say, kẻ đang bị hơi men làm cho chếnh choáng , không chút tỉnh táo, không ý thức được việc mình đang làm.

Cách gọi phê phán “phường danh lợi”, “người say” cho thấy cái nhín có phần coi thường và thái độ phê phán với con đường theo đuổi công danh vô nghĩa và bản thân những kẻ mê muội đang đi trên con đường đó.

Chán ghét, khinh bỉ của CBQ với con đường công danh mà mình đang theo đuổi . Câu hỏi của nhà thơ “Người say vô số, tỉnh bao người?” như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác cũng như hỏi chính bản thân mình. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử , con đường công danh đương thời đã trở nên tầm thường, vô nghĩa.

c/ Kết luận của tác giả

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê rợn, còn nhiều đâu ít

Hãy nghe ta hát khúc đường cùng

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Tác giả rơi vào sự hoang mang, bế tắc, tuyệt vọng. Câu hỏi tu từ “Tính sao đây?” cũng là câu cảm thán thể hiện sự băn khoăn, day dứt, đi tiếp hay dừng lại. Con đường phía trước còn quá gian nan: đường bằng (đường thuận lợi) thì mờ mịt mà đường ghê rợn lại còn nhiều. Câu thơ thể hiện tâm trạng mệt mỏi, vừa than vãn, vừa chán ghét, vừa bế tắc của lữ khách trên con đường khoa cử. Lữ khách tự trách mình sao cứ phải theo đuổi thứ công danh giả tạo, phù phiếm , vô nghĩa. Lối học cửa Khổng, sân Trình khuôn sáo, mờ mịt ấy sao mãi là lí tưởng của kẻ đi thi?

Câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” thể hiện tư tưởng bế tắc, không lối thoát của nền giáo dục cũ kĩ, lạc hậu , thể hiện thái độ phê phán sự bảo thủ, trì trệ của nhà nước phong kiến và cũng thể hiện tư tưởng khai sáng, mong có những thay đổi tốt đẹp hơn.

Ba câu cuối gợi ra những khó khăn, chông gai, nguy hiểm vây hãm lữ khách. Phía bắc, phía nam đều núi muôn trùng, đều sóng dào dạt, tiến cũng không được mà lùi cũng chẳng xong. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” là một câu hỏi bỏ lửng đầy day dứt, đau khổ, chán chường, bế tắc. Hỏi cuộc đời, hỏi xã hội cũng là hỏi chính mình , xoáy sâu vào những nỗi niềm đau đớn, day dứt, giằng xé . Đó cũng là lời giục giã thức tỉnh người đi trên cát phải quyết định dứt khoát , tìm đường đi mới cho cuộc đời của mình, từ bỏ con đường công danh vô nghĩa.

Bài ca đã làm hiện lên hình ảnh một kẻ sĩ cô độc , lẻ loi, đầy trăn trở nhưng kì vĩ vừa quả quyết, vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.

III/ TỔNG KẾT

1/ Nội dung

Bài thơ đã khắc họa hình tượng tác giả – điển hình cho kẻ sĩ đương thời – cô độc, nhỏ bé vừa bi phẫn, vừa mạnh mẽ quả quyết , vừa tuyệt vọng trên con đường đời đầy gian truân, mờ mịt, bế tắc.

Từ đó, bài thơ phản ánh cảm quan của nhà thơ về một xã hội đen tối , đầy hiểm họa đối với những người trí thức, tài hoa à đánh dấu sự thức tỉnh của một số trí thức trước con đường công danh truyền thống.

2/ Nghệ thuật

Sử dụng thể thơ cổ thể, tự do về niêm luật, kết cấu à thuận lợi cho việc bày tỏ tư tưởng, cảm xúc.

Sử dụng nhuần nhuyễn các điển tích, điển cố và phép tu từ.

🔻 Xem thêm:

 

Exit mobile version