Đề bài: Suy nghĩ về tình cảm sâu nặng và cao đẹp mà ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm,
– Vấn đề nghị luận: thể hiện tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh được thể hiện qua nhân vật ông Sáu.
2. Thân bài
2.1. Giới thiệu về ông Sáu
– Là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại đấu tranh, gây dựng lực lượng, tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ,
– Ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử.
2.2. Tình cảm ông Sáu dành cho con
* Nỗi khao khát gặp lại con sau tám năm xa cách
– Không chờ xuồng cập bến, nhảy thót lên bờ, bước vội vàng “vừa bước, vừa khom … đón con”.
– Nôn nóng được gặp con khiến cho vết thẹo trên mặt ông đỏ ửng lên, giần giật, giọng nói run run “ba … con, ba … con”.
– Bé Thu không nhận cha: Buồn bã, thất vọng, hụt hẫng: “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con,… mặt anh sầm lại… hai tay buông xuống như bị gãy”.
*Trong những ngày nghỉ phép tại nhà
– Ông không đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi con bé. Nhưng càng vỗ về, con bé càng dẩy ra =>Khổ tâm, đau đớn “Anh quay lại … khổ tâm khóc được….cười vậy thôi ”;
– Yêu thương con, chăm sóc con gắp trứng cá” → bị con cự tuyệt → giận quá, không kìm được, ông đã đánh con => ân hận,
– Giờ phút chia tay: không dám lại gần, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu. Bất ngờ nghe tiếng gọi “ba”, ông xúc động nghẹn ngào “một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con” giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
* Khi trở lại chiến trường
– Mang theo nỗi day dứt, ân hận, nhớ nhung;
– Mang theo lời hẹn ước với con gái: “Ba về cây lược nghe ba!” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con;
– Khi kiếm được một khúc ngà “mặt anh hớn hở ….được quà”;
– Dành hết tâm trí vào việc làm cây lược “thận trọng… thợ bạc”;=> đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời.
– Kì công khắc hàng chữ trên sống lưng lược: “Yêu nhớ … của bả” => chứa đựng bao yêu thương, trìu mến ông dành cho con gái=> kết| tụ tình phụ tử
– Chiếc lược: làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, “chưa chải được mái tóc … tâm trạng anh”=> trở thành vật thiêng, an ủi, nuôi dưỡng tình cha con và sức mạnh chiến đấu,
– Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc cho chiếc lược thêm bóng, thêm mượt,
– Trước lúc hi sinh: chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử: “chỉ có . chết được ”…
=> Tình cảm của ông Sáu thật sâu nặng, tha thiết. Tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh.
2.3. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Sáu
– Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
– Đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí,
– Miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc;
– Sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa.
3. Kết bài
– Đánh giá: nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện: khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng. Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh;
🔻 Xem thêm:
- Dàn bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng
- Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Phân tích diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”