Site icon Lớp Văn Cô Thu

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG – TRAU DỒI VỐN TỪ

I) KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Sự phát triển của từ vựng

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.

– Có hai cách phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng:

Cần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng (phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ) với ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chúng giống nhau ở cơ chế chuyển nghĩa (đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có quan hệ tương cận). Điểm khác nhau cơ bản là ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể giải thích được trong từ điển (nghĩa ổn định).

+ Phát triển số lượng các từ ngữ:

  1. Trau dồi vốn từ

– Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng.

– Có hai cách trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân.

 

II) LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Mô hình có khả năng tạo từ ngữ mới như kiểu x + tặc :

– X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp,…

– X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện,…

– X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá,..

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa được người tiêu dùng biết trên thị trường.

– Cầu truyền hình là hình thức xem truyền hình tại chỗ, có thể đối thoại trực tiếp với nhau thông qua Camera tại các khoảng cách xa.

– Đa dạng sinh học là phong phú về gien, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.

– Đường cao tốc là đường được thiết kế riêng, cho phép xe chạy với tốc độ cao.

– Thư điện tử là thư được gửi qua mạng internet.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Từ mượn tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

– Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu : xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ vựng thường được phát triển bằng hai cách thức:

– Phát triển nghĩa của từ : nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

– Phát triển về số lượng từ ngữ : tạo từ ngữ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài.

– Từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người trong điều kiện tự nhiên, xã hội không ngừng vận động, phát triển.

Bài 1 (trang 101 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Hậu quả: kết quả xấu

b, Đoạt: chiếm được phần thắng

c, Tinh tú: sao trên trời

Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a,

– Tuyệt (dứt, không còn gì): tuyệt chủng ( không còn chủng loại, giống loài), tuyệt giao ( không ngoại giao), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn ăn)…

– Tuyệt (cực kì, nhất): tuyệt mật (cực kì bí mật), tuyệt tác (tác phẩm đẹp nhất), tuyệt trần (nhất trên đời), tuyệt phẩm (sản phẩm tuyệt vời),…

b, Đồng (Cùng nhau, giống nhau): đồng âm, đông bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn…

Đồng âm: cùng âm đọc

+ Đồng ấu: Cùng nhỏ tuổi

+ Đồng bào: cùng một bọc

+ Đồng bộ: Cùng khớp nhau nhịp nhàng

+ Đồng chí: Cùng chiến đấu

+ Đồng dạng: Cùng hình dạng

+ Đồng khởi: Cùng khởi nghĩa

+ Đồng môn: Cùng trong một nhóm

+ Đồng niên: Cùng năm

+ Đồng sự: Cùng làm việc

+ Đồng thoại: thể loại truyện viết cho trẻ em

+ Trống đồng: Trống được làm từ chất liệu đồng

Bài 3 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Về khuya, đường phố rất vắng lặng/ yên tĩnh.

b, Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c, Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất hạnh phúc.

Bài 4 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nhà thơ Chế Lan Viên muốn khẳng định, tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt

Điều này thể hiện rõ trong tiếng nói của người nông dân, người lao động, cha ông ta thời xưa

→ Chính vì vậy muốn bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt cần trau dồi vốn từ.

Bài 5 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân

– Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh

– Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng

– Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm…

– Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp

Bài 6 (trang 103 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu

b, “Cứu cánh” là viện trợ

c, Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất

d, Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu

e, Hoảng đến mức mất trí là hoảng loạn

Bài 7 (trang 103 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Nhuận bút: tiền trả cho tác giả công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản, được sử dụng

– Thù lao: trả công cho người lao động đã làm việc

b, Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì

– Trắng tay: bị mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không có gì

c, Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc để có nhận định chung

– Kiểm kê: Kiểm lại từng cái để xác định số lượng, chất lượng

d, Lượt khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết

– Lượt thuật: kể, trình bày tóm tắt

Bài 8 (trang 104 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Từ ghép có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: đấu tranh- tranh đấu, tình nghĩa- nghĩa tình, chờ đợi – đợi chờ, triển khai- khai triển, màu sắc- sắc màu

– Từ láy có yếu tố cấu tạo giống nhau, trật tự các yếu tố thì khác nhau: xơ xác- xác xơ, nhung nhớ- nhớ nhung, thiết tha- tha thiết, đau đớn- đớn đau, khát khao- khao khát, phất phơ- phơ phất…

Bài 9 (trang 104 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Bất (không, chẳng): bất đồng, bất diệt…

– Bí (kín) bí danh, bí mật…

– Đa (nhiều): đa cảm, đa tình

– Đề (nâng, nêu ra): đề nghị, đề bạt…

– Gia (thêm vào): gia nhập, gia hạn, gia cố..

– Giáo (dạy bảo): giáo huấn, giáo dục

– Hồi (về, trở lại) hồi hương, hồi khứ

– Khai (mở, khơi): khai trương, khai mạc

– Quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng giao

– Suy (sút kém) suy nhược, suy giảm

– Thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, đơn thuần, thuần túy

– Thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ tướng

– Thuần (chân thật, chân chất): thuần phác, thuần hậu, thuần phong

– Thủy (nước): thủy điện, thủy triều

– Tư (riêng): tư trang, tư chất

– trữ (chứa, cất): dự trữ, tàng trữ

– Trường (dài): Trường kì, trường giang

– Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng tình, trân trọng

– Vô (không) vô duyên, vô tư

– Xuất (đưa ra, cho ra): xuất khẩu, đề xuất

– Yếu (quan trọng): yếu điểm, trọng yếu

Học sinh tự tìm các từ còn lại.

Exit mobile version