I – Mở bài
Tình cảm gia đình, tình cha con và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tinh cảm ấy trong hai tác phẩm văn học: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và Nói với con (Y Phương),
II – Thân bài
a. Khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng:
– Tình cảm của người cha – ông Sáu dành cho con sâu sắc.
+ Những năm tháng chinh chiến khiến cho nỗi nhớ con luôn khắc khoải trong lòng ông.
+ Ngay khi về quê, ông đã vội lên bờ để có thể ôm hôn con cho thỏa nỗi nhớ.
+ Khi con không nhận cha, ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi, ân cần giúp đỡ cho con để bù lại những tháng ngày xa cách nhưng bé Thu lại hiểu lầm và có thái độ không phải phép với ông.
– Tình cảm của người cha dành cho con trong sự hy sinh thầm lặng.
+ Vào thời điểm ra đi, ông chỉ dám lặng lẽ nhìn con mà không dám lại gần để nói lời tạm biệt.
+ Khi bé Thu nhận ra ba và nhảy lên ôm chặt lấy cổ ba, lúc bấy giờ nước mắt ông mới trào ra.
+ Những ngày ở căn cử, lúc rảnh rỗi là ông gửi hết tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà.
+ Trước lúc hy sinh, điều mà ông nghĩ tới duy nhất là nhờ đồng đội mang chiếc lược về cho con bởi nó chính là mối liên kết duy nhất của ông với con gái mình.
=> Tình phụ tử sâu nặng của ông Sáu với bé Thu làm người người thấm hơn nỗi đau thương cay nghiệt do chiến tranh gây ra. Nhưng điều đáng quý nhất trong cái mất mát ấy đó là tình cảm cha con luôn bất diệt giữa biển trời bom đạn của chiến tranh.
b. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong Nói với con của Y Phương:
– Vẻ đẹp về tình cha con
+ Tình yêu người cha dành cho con thể hiện qua lời tâm sự, nhắc nhớ về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ Là tình yêu mà người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống để kế thừa, tự hào và phát huy truyền thống của “người đồng mình”.
– Cách thể hiện:
+ Mượn lời mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ, người cha đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.
+ Dùng cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, người cha đã truyền đến con thái độ sống nghĩa tình, biết chấp nhận, vượt qua thử thách; giúp con hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc mình – gợi nhắc tình cảm gia đình luôn gắn bó với truyền thống quê hương,
c. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao
So sánh
– Những nét giống nhau: Tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì con của cha, một tình cảm mang tính gia đình cao cả. Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ,
– Những nét riêng: Hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm cha – con và nét riêng trong hình thức thể hiện
Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề
Tình cảm gia đình – tình cha con là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi người. Mỗi nhà thơ, nhà văn bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người về tình cảm gia đình.
Vẻ đẹp của tình cảm gia đình – tình cha con trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng – một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
III – Kết bài
– Khẳng định lại nội dung của hai tác phẩm: Tình cha đối với con ở hai hoàn cảnh khác nhau, cách biểu hiện khác nhau nhưng đều có điểm chung là tình thương yêu hết sức sâu sắc, đằm thắm, thầm lặng và đầy sự hy sinh.
– Liên hệ bài học cho bản thân:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trận trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Dàn bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Phân tích nhân vật ông Sáu qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng
- Phân tích diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”
- Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong “Chiếc lược ngà”
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Phân tích lời của cha nói với con trong khổ thơ thứ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Cảm nhận điều tác giả muốn nhắn nhủ qua 2 đoạn trích “Mùa xuân nho nhỏ” và “Nói với con”
- Dàn bài chi tiết “Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Nói với con của Y Phương”
- Phân tích tình cảm của người cha dành cho con trong bài thơ “Nói với con”- Y Phương
- Cảm nhận về bài thơ “Nói với con”