I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
b. Chủ đề
– Truyện khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp giản dị trong tinh thần, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung và của những nữ thanh niên xung phong nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Nhan đề
– Nhan đề liên quan đến hình ảnh những ngôi sao trên bầu trời, những ngôi sao trong truyện cổ tích. – Những ngôi sao đó hiện ra trong cảm xúc của nhân vật Phương Định. Phải chăng đó là vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng trong tâm hồn của một lớp thanh niên nơi chiến trường khốc liệt xưa.
“Những ngôi sao xa xôi còn gợi ra những điều tốt đẹp, lãng mạn như mơ ước, khao khát cuộc sống thanh bình của các cô gái trẻ.
– Hơn thế nữa, nhan đề còn gợi lên những phẩm chất cao đẹp đáng quý của những nữ thanh niên xung phong anh hùng nhưng rất đỗi bình dị, gần gũi đang tỏa sáng lung linh như những ngôi sao kì diệu. Họ chính là những vì sao sáng chói của đất nước, của thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh.
Đây là một nhan đề hay, giàu tính lãng mạn, có ý nghĩa biểu tượng mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
d. Tóm tắt
– Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một điểm trọng yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có ba cô gái: Thao, Phương Định, Nho.
– Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm, phải đối mặt với thần chết hàng ngày.
– Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của các cô gái trẻ ở chiến trường tuy khắc nghiệt nhưng vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ. Đặc biệt, họ rất gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
– Ở phần cuối truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng các nhân vật, chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Thao và Phương Định lo lắng, chăm sóc. Cơn mưa đá chợt đến khiến các cô gái vui vẻ.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng những cô gái thanh niên xung phong.
1.1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
– Họ sống ở trên một cao điểm, giữa một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – là nơi tập trung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt. Từng ngày, từng giờ họ phải đối diện với bom rơi, đạn nổ luôn rình rập.
– Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày với cái nóng hơn ba mươi độ, phơi mình ra dưới trọng điểm bắn phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra tính khối lượng đất đá, đếm những quả bom chưa nổ và phá
bom.
→ Đó là công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi lòng dũng cảm. Nhưng với họ, công việc ấy đã trở thành thường ngày.
1.2. Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong.
a. Nét chung.
Họ đều là những con người trẻ tuổi và có lẽ sống đẹp.
– Họ là những cô gái có tuổi đời rất trẻ, như Phương Định vốn là một học sinh vừa rời ghế nhà trường.
– Họ có lý tưởng cao đẹp nên đã nguyện xa gia đình, nhà trường và nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc những vẫn giữ được sự hồn nhiên, vô tư.
=> Ba nữ thanh niên xung phong đã tạo thành biểu tượng đẹp và đáng yêu của những cô gái mở đường thời chống Mỹ cứu nước.
* Họ đều là những con người có tinh thần trách nhiệm cao không sợ hi sinh.
– Sẵn sàng nhận việc phá bom mà không cần đến sự trợ giúp, đối diện với cái chết không hề run sợ.
– Sau mỗi đợt bom đánh, họ lại lao ngay ra mặt đường làm nhiệm vụ.
– Khi nói về công việc đầy nguy hiểm của mình, họ rất thản nhiên coi đó là công việc hàng ngày: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần”.
– Đối mặt với cái chết, với mưa bom đạn nổ, các chị vẫn bình tĩnh đến lạ thường. Họ chia nhau phá bom: tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả dưới lòng đường, chị Theo một quả dưới hầm ba-ri-e cũ.
– Khi phá bom, một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm và căng thẳng nhưng các chị vẫn bình tĩnh hoàn thành để chạy đua với tử thần.
– Có những lúc họ nghĩ đến cái chết nhưng chỉ là thoáng qua mờ nhạt để nhường chỗ cho ý nghĩ: “Làm thế nào để quả bom nổ?”.
=> Với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bản lĩnh cứng cỏi đã giúp cho những cô gái hoàn thành nhiệm vụ.
Họ có tình yêu thương, tình đồng đội, đồng chí.
– Trong công việc, họ chia sẻ cùng gánh vác, sẵn sàng nhận công việc nguy hiểm về mình, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Khi Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đã lo
lắng, chăm sóc: rửa vết thương, pha sữa…Họ coi nhau như người thân trong gia đình.
– Họ là một tập thể nhỏ, sống với nhau hòa thuận, gắn bó trong nhiệm vụ. Người này sẵn sàng nhận công việc khó khăn, nguy hiểm về phần mình để nhường sự sống cho người kia.
Họ đều là những cô gái giàu cảm xúc, dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
– Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường: Nho thích thêu thùa, Thao thích chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương và ngồi bó gối mơ mộng, hát.
– Họ sống hồn nhiên, tươi trẻ, thích ăn kẹo, thích hát.
– Họ lúc nào cũng nhớ về quê hương. Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm cũng khiến họ nhớ về thành phố, nhớ về quê hương, gia đình. Chính nỗi nhớ ấy đã giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
=> Ba cô gái thanh niên xung phong là những cô gái sống giản dị, hồn nhiên, yêu đời và là những anh hùng.
b. Nét riêng.
b1. Nhân vật Phương Định
*Là cô gái có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm hay mơ mộng.
– Là người con gái Hà Nội vào chiến trường.
+ Cô vốn có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư trong những ngày hòa bình trước chiến tranh.
+ Phương Định có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên và rất trẻ thơ: giữa chiến trường ác liệt vẫn có những giây phút nhớ về Hà Nội; cơn mưa đá bất ngờ đã đem đến cho chị những hồi ức kỉ niệm vô cùng êm đềm về thành phố quê hương.
Là cô gái có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm hay mơ mộng.
– Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách hiểm nguy hàng ngày, giáp mặt với cái chết nhưng Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ mộng về tương lai:
+ Vẫn thích mơ mộng, thích hát, thậm chí là tự bịa lời để hát.
+ Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng một cách hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ.
Phương Định luôn có tấm lòng vị tha, quan tâm đến bạn bè, luôn có cái nhìn trìu mễn về họ. + Chị lo lắng và sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về, chăm sóc cho Nho chu đáo khi cô bị thương.
+ Cô luôn dành tình cảm trìu mến khi cảm nhận về đồng đội của mình. Đó là khi Phương Định nhận xét về Nho “nhẹ mát như một que kem trắng”. Cô rất thấu hiếu sở thích và tâm trạng của chị Thao.
+ Cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp hàng đêm trên trọng điểm.
+ Phương Định rất thích sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Cô ấm lòng và tự tin khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của những anh chiến sĩ pháo binh.
– Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình:
+ Phương Định tự đánh giá mình: “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”; còn đôi mắt thì như các anh thường nói: “đôi mắt cô sao mà xa xăm!”.
+ Cô không hay biểu lộ tình cảm của mình mà thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông khiến nhiều người lầm tưởng cô là kiêu kì.
Phương Định còn là một cô gái dũng cảm.
– Tâm lý Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể đến từng cảm giác:
+ Mặc dù rất quen với việc phá bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.
+ Khi đối mặt với thần chết, cô vẫn dũng cảm, bình tĩnh để phá bom.
+ Khi thực hiện phá bom thoáng thấy sợ vì khung cảnh xung quanh chứa đầy hiểm họa khiến cô căng thẳng, hồi hộp nhưng cô cảm thấy ánh mắt nhìn dõi theo của các chiến sĩ động viên, khích lệ. Lòng tự trọng trong cô đã chiến thắng cả bom đạn: “cô đến gần quả bom…đàng hoàng mà bước tới
Phương Định còn là một cô gái dũng cảm.
+ Khi đào đất phá bom, đối diện với cái chết im lìm, bất ngờ, tâm trạng Phương Định rất căng thẳng, mọi cảm giác trở nên sắc nhọn hơn, cảm thấy “gai người”, “rùng mình”. Đó là cuộc chạy đua với thời gian căng thăng, bóp nghẹt trái tim.
+ Khi chờ bom nổ, tâm trạng hồi hộp căng thẳng được đẩy lên cao độ, tất cả đều im lặng. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng chỉ thoáng qua. Điều mà cỗ quan tâm nhất lúc này là “liệu mìn có nổ, bom có nô không”. Đây là biểu hiện chân thực của một con người có trách nhiệm cao trong công việc.
= Sự khốc liệt của chiến tranh, đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm và yếu đuối của cô gái trẻ trở thành một bản lĩnh anh hùng.
b2. Nhân vật Thao.
– Thao ít nhiều đã từng trải hơn nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng. Cô có mơ ước và dự tính về tương lai, có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát vọng rung động của tuổi trẻ:
+ Thao dự tính khi kết thúc chiến tranh sẽ lấy một anh chồng trung úy đẹp trai, rồi làm y sĩ.
+ Cô hay làm dáng: tỉa lông mày, áo lót nào cũng thêu chỉ màu.
– Trong chiến đấu, Thao là một người dũng cảm, bản lĩnh nhưng lại sợ khi nhìn thấy máu và con vắt. + Trước khi phá bom, phải đối diện với thần chết nhưng cô vẫn thản nhiên “lấy bánh quy” ra ăn coi như chẳng có chuyện gì xảy ra-một sự bình tĩnh đến phát bực.
+ Khi thấy đồng đội bị thương, chị đã kìm nén lòng thương và nỗi đau trong lòng, chị đã hát để tiếp thêm cho đồng đội và bản thân nghị lực sống, bởi ở đây chị là linh hồn của cả tổ trinh sát.
Đằng sau vẻ từng trải, cứng cỏi ấy lại là một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống: “chị có một cuốn sổ dày để ghi chép bài hát”. Sau mỗi lần phá bom trở về, chị đều hát và chép thêm bài hát.
b3. Nhân vật Nho.
– Đi chiến trường vẫn thích ăn kẹo, thích thêu thùa. Hàng ngày luôn được hai chị cưng chiều, luôn được phần việc nhẹ hơn nhưng tuyệt nhiên không vì thế mà ỷ lại vào các chị.
– Nho cứng cỏi và đầy dũng cảm khi cùng hai chị đi phá bom. Cô nhận hai quả bom dưới lòng đường.
– Nho luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngay cả khi bị thương vẫn tỏ ra rắn rỏi, bản lĩnh vẫn vui vì đã thông được đường. Chính điều đó đã khiến cô xóa tan đi cảm giác đau đớn về thể xác.
2. Nghệ thuật.
Phương thức trần thuật: Ngôi kể thứ nhất, tạo nên tính chân thực, cảm xúc linh hoạt. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật tinh tế, sống động.
– Lựa chọn ngôn ngữ kể, giọng điệu kể phù hợp với nhân vật. Có sự lồng ghép những đoạn hồi tưởng với nhịp kể chậm và những đoạn trần thuật không khí khẩn trương trong chiến đấu với nhịp kể nhanh.
🔻 Xem thêm: