1. Tác giả
Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn, 1928 – 2005), quê An Giang. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của nền văn nghệ giải phóng.
-Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng, dù trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt nhất.
2. Tác phẩm
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Xuất xứ: in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).
– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, lần đầu tiên cùng đoàn đại biểu miền Nam vào lăng viếng Bác Hồ.
c. Thể thơ: Thể thơ tám chữ.
d. Bố cục và mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc vận động theo hành trình vào lăng viếng Bác.
– Cảm xúc trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác (Khổ 1)
– Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác (Khổ 2)
– Cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác (Khổ 3)
– Cảm xúc khi rời lăng Bác ra về (Khổ 4)
*Cảm xúc tác giả trước cảnh bên ngoài lăng Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tập mưa sa đứng thẳng hàng.”
– Câu thơ đầu tiên: một lời thông báo mà ẩn chứa bao cảm xúc
+ Cách xưng hô “con” thể hiện tình cảm gắn bó.
+ Động từ “thăm” giảm đi nỗi đau thương mất mát, đồng thời cho thấy Bác Hồ như vẫn còn sống mãi trong tâm trí của mọi người.
+ Hai chữ miền Nam gợi tình cảm hai chiều thắm thiết giữa Bác và nhân dân miền Nam.
– Hình ảnh hàng tre:
+ Mang ý nghĩa thực
+ Mang ý nghĩa ẩn dụ: tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt và khí phách, phẩm chất của con người Việt Nam trong chiến đấu, gian khổ vẫn kiên trung, bất khuất.
– Cảm xúc của nhà thơ: xúc động, tự hào:
+ Câu đặc biệt “Ôi”
+ Hình ảnh ẩn dụ bão táp mưa sa, hàng tre
*Cảm xúc của tác giả khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
– Hai câu thơ đầu kết cấu sóng đôi.
– Hình ảnh ẩn dụ “một mặt trời trong lăng rất đỏ” ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao to lớn của Bác đối với đất nước; cách mạng dân tộc Việt Nam.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
-“đi trong thương nhớ” mở ra không gian tâm tưởng, không gian của hoài niệm, nhớ thương.
Hình ảnh tràng hoa:
Ý nghĩa tả thực
Ý nghĩa ẩn dụ: mỗi người là một bông hoa, dòng người kết thành tràng hoa, tràng hoa của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn dâng lên Bác.
Hình ảnh bảy chín mùa xuân chỉ 79 tuổi đời của Bác và Bác đã sống một cuộc đời tươi đẹp như những mùa xuân.
*Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
– Không gian: yên tĩnh, trang nghiêm với ánh đèn dịu nhẹ
– Hình ảnh Bác: thanh thản như đang chìm trong giấc ngủ.
– Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi tâm hồn trong sáng, hiền dịu, giản dị mà thanh cao của Bác.
*Cảm xúc của nhà thơ lúc rời lăng Bác ra về
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Hai chữ “miền Nam” được lặp lại so với khổ thơ đầu, nói về khoảng cách vời vợi của không gian.
– Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình qua cụm tử thương trào nước mắt. Động từ trào thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt cảm xúc lưu luyến không muốn rời xa.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
– Nhà thơ muốn làm con chim hót, muốn làm đoá hoa toả hương, muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ giấc ngủ bình
yên cho Người.
– Điệp ngữ “muốn làm” những từ ngữ chỉ không gian gần gũi: đâu đây, quanh, chốn này nhấn mạnh ước nguyện và niềm lưu luyến của Viễn Phương.
– Hình ảnh cây tre khép bài thơ: Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, khiến cho cảm xúc được trọn vẹn.
Cây tre ẩn dụ cho tấm lòng trung hiếu, thủy chung nguyện đi theo con đường của Bác đã chọn lựa cho dân tộc
Việt Nam.
Tổng kết
1. Nội dung: Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động, niềm thành kính thiêng liêng, biết ơn của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
2. Nghệ thuật:
– Nhịp điệu thơ trầm lắng, trang trọng mà tha thiết, Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô
đúc.
Giáo sư Trần Đình Sử đã viết: “Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc”
🔻 Xem thêm:
- Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (ngắn gọn nhất)
- Cảm nhận về khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Cảm nhận khổ thơ thứ hai bài “Viếng lăng Bác”
- Dàn bài “Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
- Phân tích hai khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”
- Cảm nhận ước nguyện của nhà thơ trong “Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác”
- Câu hỏi đọc hiểu bài “Viếng lăng Bác”
- Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
- Cảm nhận về bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương